Các bạn đọc tham khảo cách này nhé .tải cách làm tại đây :http://www.mediafire.com/view/?50jkdsf25r7mnne
http://www.mediafire.com/view/?50jkdsf25r7mnne
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012
Phần mềm vào facebook không bị chặn full .crack nhé
Phần mềm vào facebook không bị chặn full .crack nhé
cả nhà dùng thoải mái hehe
Tải tại đây:http://www.mediafire.com/?920mg45jtbik72r
cả nhà dùng thoải mái hehe
Tải tại đây:http://www.mediafire.com/?920mg45jtbik72r
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012
10 rào cản để trở thành nhà lãnh đạo xuất chúng
Một nhà lãnh đạo giỏi cần nhanh nhạy nhận biết những điều có thể cản trở, trì hoãn hoặc làm ngừng sự tăng trưởng của công ty. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng, hãy dũng cảm vượt qua 10 rào cản dưới đây:
Tin rằng mình không thể vượt qua thách thức
Tin rằng mình không thể vượt qua thách thức
Một nhà lãnh đạo giỏi cần nhanh nhạy nhận biết những điều có thể cản trở, trì hoãn hoặc làm ngừng sự tăng trưởng của công ty. Bên cạnh đó, hãy cởi mở với những thách thức. Đừng ngại đương đầu với những chướng ngại vật bởi chúng là yếu tố giúp bạn vững vàng tiến lên phía trước. Nếu tin rằng mình không thể vượt qua, bạn đang khiến bản thân và công ty chững lại, thậm chí thụt lùi lại phía sau.
Không rút ra bài học sau những sai lầm
Sai lầm là điều cần thiết cho sự tăng trưởng. Chúng giống như các biển chỉ đường trên hành trình học tập. Khi gặp nhiều khó khăn hoặc mắc quá nhiều sai lầm trong những dự án gần đây, bạn không đươc cố tình lờ chúng đi. Thay vào đó, hãy nhìn chúng như cơ hội giúp bạn phát triển hơn, rút ra kinh nghiệm đề tránh những trường hợp tương tự và học hỏi để vượt qua khó khăn tiếp theo một cách khôn khéo hơn.
Khước từ sự giúp đỡ
Ai cũng cần sự giúp đỡ, lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như lòng tự trọng cao hay sợ bị đánh giá yếu kém, nhiều nhà lãnh đạo lại khước từ sự trợ giúp. Đây là nguyên nhân bạn khó có thể đủ sức bền trong cuộc cạnh tranh dài hạn. Vì vậy, hãy chia sẽ những khó khăn với bạn bè, người thân, hoặc tìm đến những nhà tư vấn để có những lời khuyên hữu ích. Một điều quan trọng, hay cam kết đạt được mục tiêu bạn đã đề ra cho sự tăng trưởng của công ty với những người trợ giúp bạn.
Không đòi hỏi điều mình muốn
Nếu bạn vẫn đang chỉ là một nhân viên hướng tới vị trí lãnh đạo, hãy mạnh dạn trình bày nguyện vọng của mình với cấp trên và ban lãnh đạo công ty. Một khi mạnh dạn yêu cầu điều mình xứng đáng được hưởng, bạn đang tạo ra điều kiện cần thiết cho sự thành công của riêng mình, đồng thời thể hiện rằng mình có đủ dũng khí để dẫn dắt người khác.
Không tạo điều kiện cho nhóm phát triển
Rào cản này ở nhiều hình thức khác nhau: quản lý những điều vụn vặt, kiểm soát giờ giấc, không thể ủy quyền… Một nhà lãnh đạo thực sự cần phải có khả năng kiến tạo và đảm bảo một môi trường giúp những người khác thành công. Điều này có nghĩa, bạn chỉ nên làm công việc định hướng, chỉ đạo và để cấp dưới làm công việc của họ.
Thiếu kiến thức chuyên môn
Tất nhiên, người thiếu năng lực không thể trở thành sếp. Nhưng vì nhiều lý do, người thiếu kiến thức chuyên môn vẫn có thể trở thành người lãnh đạo. Dù vậy, về lâu dài, mọi người sẽ khó chịu khi người lãnh đạo của nhóm lại không hiểu nền tảng của công việc. Khi đó, bạn cũng không thể “tại vị” được lâu.
Thiếu khả năng nhìn ra trông rộng
Trong vai trò quản lý, đôi khi kiến thức chuyên môn lại không quan trọng bằng kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt, ví dụ lựa chọn nhóm, xác định mục tiêu, xác định những ưu tiên, quyết định nguồn lực, tạo minh bạch và các lựa chọn khác. Nhà lãnh đạo cần phải biết nhìn xa trong rộng.
Không đủ dũng cảm để bỏ thói quen cũ
Là một người lãnh đạo, bạn phải cập nhật thông tin, công nghệ mới nhất phục vụ cho công việc của mình và công ty. Tiến trình chuyển giao từ cũ sang mới có thể khó khăn. Nó đòi hỏi sự dũng cảm và không phải ai cũng thành công.
Không chịu được áp lực
Nhiều nhà lãnh đạo không cảm thấy thoái mái khi họ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm đối với những người khác. Áp lực của trách nhiệm này có thể cản trở nhiều nhà lãnh đạo tốt trở nên tốt hơn nữa. Dù không thấy thoái mái với chức vụ lãnh đạo, bạn vẫn phải đối mặt với nó và học cách sử dụng quyền lực của mình một cách hiệu quả và có đạo đức.
“Ám ảnh” bởi những điều đã qua
Các nhà lãnh đạo cần phải quên đi nhiều điều. Ngày hôm trước đen đủi không có nghĩa ngày hôm nay sẽ tồi tệ. Nhiều lỗi lầm của nhân viên cần được bỏ qua, tha thứ và lãng quên. Những vấn đề gây phân tâm hoặc định hướng sai tốt nhất nên bỏ qua. Đôi khi, điều cần phải nhớ nhất chính là cần phải quên đi một số thứ để tiến lên phía trước.
Vũ Vũ
Theo Inc ( Trich :http://dantri.com.vn/c133/s133-657738/10-rao-can-de-tro-thanh-nha-lanh-dao-xuat-chung.htm 02/11/2012.19h)
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012
các mô hình thương mại điện tử trên thế giới
a/ B2B
B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là
Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là mô hình Thương
mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Mô
hình này chiếm tới trên 80% doanh số Thương mại điện tử trên toàn cầu
và ngày càng trở nên phổ biến. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho
các doanh nghiệp Việt nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp
nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong những mô hình
điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B
là Alibaba.com của Trung Quốc.
b/ B2C
B2C (Business to Consumer): được hiểu là thương mại
giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng
thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm
tiêu dùng...) hoặc sản phẩm thông tin hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện
tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin,
nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Một trong những công ty kinh doanh thành
công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinh doanh
bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện
tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình.
c/ C2C
C2C (Consumer to Consumer): được hiểu là Thương mại
điện tử giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Đây cũng được
coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày
càng phổ biến. Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là các Website
bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng. Một trong những thành công
vang dội của mô hình này là trang Web đấu giá eBay. Được thành lập
tháng 9/1995, hiện nay eBay là chợ đấu giá điện tử lớn nhất thế giới
dành cho việc mua bán các sản phẩm cho các khách hàng riêng lẻ và các
doanh nghiệp nhỏ. Trên eBay có tới 55 triệu sản phẩm nằm trong 50.000
danh mục ngành hàng với 157 triệu thành viên trên toàn thế giới.
d/ B2G
B2G (Business to Government): Thương mại điện tử
giữa doanh nghiệp và chính phủ được hiểu chung là thương mại giữa các
doanh nghiệp và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet
cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới
chính phủ. Hình thái này của thương mại có hai đặc tính: thứ nhất, khu
vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại
điện tử; thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất
trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.
Các chính sách mua bán trên mạng giúp tăng cường
tính minh bạch của quá trình mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ của
thị trường Thương mại điện tử B2G như là một thành tố của tổng thương
mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn
chưa phát triển.
tài liệu ôn thi trắc nghiệm thương mại điện tử .thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tửthương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử
tài liệu ôn thi trắc nghiệm thương mại điện tử .thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tửthương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử thương mại điện tử
Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012
những chiêu lừa đảo lợi dụng sinh viên .mọi người chú ý nha
Đọc bài này đẻ biết các chiêu lừa của chúng nó
các mẹ và các bạn sinh viên nhé, tớ copy trên mạng:
TUYỂN NHÂN VIÊN ĐI LÀM NGAY
Chào các bạn !
Mình đăng tin này là mình muốn cảnh báo cho tất cả các bạn sinh viên hay những bạn chưa có việc mà muốn tìm việc đi làm.
Các bẫy "làm thêm" hay những công việc hấp dẫn mà các bạn thường thấy trên mạng. Đó là những cái "bẫy" chết người ! Bọn chúg dựa vào tâm lý muốn làm thêm hay đang cần tiền của các bạn mà để lừa chúng ta. Và chính tôi cũng đã từng là nạn nhân của bọn chúng.
- Đầu tiên : bọn chúng đăng tin thật hấp dẫn để "mồi" các bạn đến. Khi đến nơi rồi thì bọn chúng "nói ngon nói ngọt", bọn mình mà nghe thấy thật hợp lý và cho rằng cũng được rất hợp lý về mặt thời gian và mức lương.
- Thứ 2: sau đó bọn chúng hỏi em cảm thấy có làm đc không? Đương nhiên, như bọn chúng nói thì làm gì bọn mình ko làm được.Và khi đó bọn chúng sẽ bảo anh em mình phải đóng 1 khoản phí gọi là “phí đi làm” hay “phí làm thẻ”, “phí đào tạo”. và khoản đó vào khoảng 200 – 300k. Tâm lý chúng ta khi đó như bị thuyết phục rồi thì ko còn tỉnh táo nữa. mình cứ cho rằng thôi coi như tháng đầu mình bỏ ra 1 chút để có công việc tốt rồi làm lâu dài cũng được !
Nhưng thưa với các bạn rằng : “1 tháng cũng ko làm được chứ nói gì đến làm lâu dài !” Vì công vì công việc các bạn nhận được đó thường là “nhân viên trực điện thoại và trả lời khách” hay “bán vé máy bay” hay nhân viên văn phòng. Ban đầu thì chúng chỉ nói vậy nhưng khi vào làm rồi chúng bắt mình phải hoàn thành chỉ tiêu thì mới có lương.
Cuối cùng là mình ko làm được rồi phải tự bỏ thôi. Kết cục là “tiền mất tật mang”, mất tiền ,lương ko được, mất thời gian.
Tất cả các công việc như : - phát tờ rơi(50-70k/ca)
- nhân viên giao hàng,phát thư mời(80-170-180-250k/ca)
- nhân viên trực điện thoại- văn phòng (700-900k/tháng)
- … hay đại loại những công việc khác rất dễ lừa sinh viên
Đều là lừa đảo hết!!!!!!!!!
Cho nên tôi khuyên các bạn hãy hết sức cẩn thận với những tin như vậy! Lời khuyên chân thành của 1 nạn nhân của bọn lừa đảo.
Nếu các bạn vẫn muốn đến thì hãy để ý những tin ko có địa chỉ rõ ràng thì bỏ qua luôn, đến địa chỉ mà trông nó vừa kín vừa như 1 cái văn phòng nhỏ thì về luôn. Và điều quan trọng nhất bọn chúng mà bắt đóng bất kì 1 khoản phí nào, kể cả 50k cũng về luôn. Vì mình đã mất tiền rồi chúng sẽ tìm cách moi thêm, mà mình thì muốn làm. Đó đều là những bọn “Macô”.
Lần cuối khuyên tất cả các bạn hãy cẩn thận!
Còn đối với những bạn đã và đang đi làm cho bọn chúng mình sẽ có lời khuyên vào lần sau!
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC TIN NÀY! Yahoo của mình : dvht_1210 ai cần hỏi gì cứ nhắn tin.
TUYỂN NHÂN VIÊN ĐI LÀM NGAY
Chào các bạn !
Mình đăng tin này là mình muốn cảnh báo cho tất cả các bạn sinh viên hay những bạn chưa có việc mà muốn tìm việc đi làm.
Các bẫy "làm thêm" hay những công việc hấp dẫn mà các bạn thường thấy trên mạng. Đó là những cái "bẫy" chết người ! Bọn chúg dựa vào tâm lý muốn làm thêm hay đang cần tiền của các bạn mà để lừa chúng ta. Và chính tôi cũng đã từng là nạn nhân của bọn chúng.
- Đầu tiên : bọn chúng đăng tin thật hấp dẫn để "mồi" các bạn đến. Khi đến nơi rồi thì bọn chúng "nói ngon nói ngọt", bọn mình mà nghe thấy thật hợp lý và cho rằng cũng được rất hợp lý về mặt thời gian và mức lương.
- Thứ 2: sau đó bọn chúng hỏi em cảm thấy có làm đc không? Đương nhiên, như bọn chúng nói thì làm gì bọn mình ko làm được.Và khi đó bọn chúng sẽ bảo anh em mình phải đóng 1 khoản phí gọi là “phí đi làm” hay “phí làm thẻ”, “phí đào tạo”. và khoản đó vào khoảng 200 – 300k. Tâm lý chúng ta khi đó như bị thuyết phục rồi thì ko còn tỉnh táo nữa. mình cứ cho rằng thôi coi như tháng đầu mình bỏ ra 1 chút để có công việc tốt rồi làm lâu dài cũng được !
Nhưng thưa với các bạn rằng : “1 tháng cũng ko làm được chứ nói gì đến làm lâu dài !” Vì công vì công việc các bạn nhận được đó thường là “nhân viên trực điện thoại và trả lời khách” hay “bán vé máy bay” hay nhân viên văn phòng. Ban đầu thì chúng chỉ nói vậy nhưng khi vào làm rồi chúng bắt mình phải hoàn thành chỉ tiêu thì mới có lương.
Cuối cùng là mình ko làm được rồi phải tự bỏ thôi. Kết cục là “tiền mất tật mang”, mất tiền ,lương ko được, mất thời gian.
Tất cả các công việc như : - phát tờ rơi(50-70k/ca)
- nhân viên giao hàng,phát thư mời(80-170-180-250k/ca)
- nhân viên trực điện thoại- văn phòng (700-900k/tháng)
- … hay đại loại những công việc khác rất dễ lừa sinh viên
Đều là lừa đảo hết!!!!!!!!!
Cho nên tôi khuyên các bạn hãy hết sức cẩn thận với những tin như vậy! Lời khuyên chân thành của 1 nạn nhân của bọn lừa đảo.
Nếu các bạn vẫn muốn đến thì hãy để ý những tin ko có địa chỉ rõ ràng thì bỏ qua luôn, đến địa chỉ mà trông nó vừa kín vừa như 1 cái văn phòng nhỏ thì về luôn. Và điều quan trọng nhất bọn chúng mà bắt đóng bất kì 1 khoản phí nào, kể cả 50k cũng về luôn. Vì mình đã mất tiền rồi chúng sẽ tìm cách moi thêm, mà mình thì muốn làm. Đó đều là những bọn “Macô”.
Lần cuối khuyên tất cả các bạn hãy cẩn thận!
Còn đối với những bạn đã và đang đi làm cho bọn chúng mình sẽ có lời khuyên vào lần sau!
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC TIN NÀY! Yahoo của mình : dvht_1210 ai cần hỏi gì cứ nhắn tin.
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012
Thế giới ngầm của quảng bá trực tuyến
Thế giới ngầm của quảng bá trực tuyến
Bạn sẽ rất vui mừng nếu như nhờ các trang tìm kiếm bạn có thêm bạn đọc hay khách hàng đến website của mình. Nhưng ngược lại, đối thủ cạnh tranh của bạn không vui mừng với điều đó. Và có thể, một cuộc chiến ngầm bắt đầu…
Chắc hẳn đa số chúng ta đều biết đến những lợi ích kinh tế mà những trang tìm kiếm mang lại cho website. Đấy là những lợi ích hoàn toàn miễn phí và dành cho tất cả mọi người. Bản thân bạn cũng sẽ rất vui mừng nếu như nhờ các trang tìm kiếm bạn có thêm bạn đọc hay khách hàng đến website của mình. Nhưng ngược lại, đối thủ cạnh tranh của bạn không vui mừng với điều đó. Và có thể, một cuộc chiến ngầm bắt đầu… Bạn đã chuẩn bị những kiến thức gì cho mình để chống lại sự phá hoại đến từ Internet chưa? Nếu chưa, bài viết này sẽ cho bạn một số kiến thức để chống lại những sự cố đó.
Google Bowling: Yahoo và Google xếp hạng trang web dựa vào số liên kết trang đó có được. Nhưng rất nhiều trang web sử dụng những liên kết “tự tạo” để tăng số liên kết của mình lên. Khi những hành động đó bị các trang tìm kiếm phát hiện ra (thường rất dễ bị phát hiện) thì trang web đó sẽ bị đánh tụt hạng trên nhiều từ khóa. Và những kẻ phá hoại lợi dụng chính sách đó để tạo hàng nghìn liên kết đển trang web của bạn trong một thời gian ngắn nhằm đưa trang web vào tình trạng tăng liên kết hoàng loạt (spam link). Đây là một cách có hoàn toàn có thể thực hiện tuy nhiên sẽ rất khó, trích lời phát biểu của Matt Cutts (Senior software engineer for Google)
“We try to be mindful of when a technique can be abused and make our algorithm robust against it,” he says. “I won’t go out on a limb and say it’s impossible. But Google bowling is much more inviting as an idea than it is in practice.”
Tattling: Một số trang web thực hiện việc tối ưu hóa bằng cách mua liên kết từ những trang web khác hoặc ẩn liên kết (hide links) trên trang web của mình nhằm mục đích tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, Google cho rằng đó là một trong những việc làm trái phép. Và sẽ thật dễ dàng để đá ai đó ra khỏi Google nếu họ vi phạm luật chơi của Google vì Google cho phép người sử dụng tố cáo những hành động đó.
Google Insulation: Bạn có chú trọng đến quảng bá trực tuyến nhưng có thể… chưa đúng mức. Điều này tạo điều kiện cho đối thủ của bạn vượt lên và lúc đó họ muốn làm gì mà chẳng được. Nhưng cách thức được áp dụng thường xuyên là họ tạo một blog có những bài viết “vu vơ” về công ty hoặc sản phẩm của bạn với mục đích đưa những thông tin sai trái. Sau đó, đưa lên trang tìm kiếm và tối ưu để nó đạt được một kết quả cao hơn bạn. Hậu quả là khi người dùng đọc nó thì họ sẽ có ấn tượng không tốt về sản phẩm của bạn.
Copyright Takedown Notices: Cách thức này được coi là “bẩn thỉu” nhất mà đối thủ có thể dùng đế phá hoại thành quả của bạn. Google cho phép người dùng báo cáo một trang web nào đó vi phạm bản quyền. Và, rất có thể trang của bạn sẽ bị gỡ khỏi Google trong 10 ngày để điều tra lời cáo buộc đó. Dù có vi phạm hay không thì trang của bạn sẽ biến mất khỏi Google trong vòng 10 ngày và đương nhiên doanh thu từ Google trong 10 ngày đó cũng… bốc hơi. Trong trường hợp bạn không vi phạm bản quyền thì kẻ tố cáo có thể bị đưa ra vành móng ngựa. Điều này hoàn toàn có thể nếu như bạn đang ở USA.
Copying Content: Các trang tìm kiếm rất không thích việc sao chép thông tin của nhau. Và sẽ chỉ có một trang được đánh giá cao và những trang còn lại sẽ bị đánh giá là phiên bản sao chép. Trong trường hợp một kẻ vu vơ với một cái blog “vớ vẩn” sao chép bài viết của bạn thì sự việc sẽ chẳng có gì to tát. Nhưng nếu một trang web lâu đời hơn, quảng bá tốt hơn và đặc biệt đánh giá cao hơn trang của bạn bạn thì đó thực sự là một vấn đề lớn. Khi đó, bạn sẽ là kẻ bị đánh dấu là sao chép chứ không phải họ. Dĩ nhiên, dẫn theo đó là bạn sẽ mất đi một chút “quyền lợi” trên các trang tìm kiếm. Hãy báo cáo với Google khi bị sao chép không hợp pháp, họ sẽ giúp bạn.
Denial of Service (DOS) tấn công từ chối dịch vụ là phương thức phổ biến ở… Việt Nam. Bằng những yêu cầu (request) liên tục sẽ làm server của bạn quá tải và không hoạt động được. Và đây là cách thức mà các “Shared Hosting” dễ bị đánh bại nhất. Nhà cung cấp sẽ tạm dưng dịch vụ của bạn với lí do bảo vệ tài nguyên máy chủ. Và thiệt hại từ đó chắc hẳn. Ai cũng có thể lường trước được.
e-marketing
Tiếp thị trực tuyến (e-marketing) là gì? Về bản chất, đây là hình thức
áp dụng các công cụ của CNTT thay cho các công cụ thông thường để tiến
hành các quá trình marketing.
Một số lợi ích của marketing trực tuyến:
Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng. Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.
Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như khong thể.
Giảm thời gian: Thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.
Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với 1/10 chi phí thông thường, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.
Đòi hỏi đối với người làm Marketing trực tuyến:
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Cùng với nó là sự thay đổi về thói quen cũng như tập quán tiêu dùng của khách hàng. Đứng trước những thay đổi đó, những người làm marketing trực tuyến ngoài những phẩm chất vốn có, cần phải có:
Kỹ năng quản lý thông tin: Những nhà marketing có những thông tin hay về khách hàng và những thông tin hay hơn cho họ. Trong thế giới điện tử, thông tin về khách hàng rất dễ tìm kiếm với một khoản chi phí không đáng kể. Những nhà quản lý marketing có thể có những thông tin rộng lớn mang tính toàn cầu. Do vậy, họ phải có những kỹ năng quản lý các thông tin này để có thể rút ra được những thông tin thật sự hữu ích, giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiểu biết về công nghệ thông tin: Các nhà marketing trực tuyến cần phải hiểu biết về các kỹ năng công nghệ thông tin để ứng dụng trong công việc của mình. Ví dụ như các nhà marketing trực tuyến cần phải biết sử dụng công cụ tìm kiếm (Search Engines) để có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trên Internet. Hoặc khi khách hàng tiến hành mua hàng tại một website, người làm marketing trực tuyến phải biết cách xây dựng các giải pháp tiếp nhân và tự động xử lý các đơn đặt hàng, cũng như tự động theo dõi quá trình bán hàng cho đến khi người mua nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đặt mua. Tất cả đều không có sự ngắt quãng. Thực hiện được điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí và giữ được khách hàng tiếp tục quay lại mua hàng. Do vậy, các nhà marketing trực tuyến cần phải có sự hiểu biết về công nghệ thông tin để thành công.
Vốn tri thức: Trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng kinh doanh là những yếu tố quan trọng hơn cả vốn bằng tiền. Vì chúng ta đang ở trong thế kỷ 21 nơi mà sự giàu có về tiền tệ đang dần được thay thế bằng những sáng kiến, sáng tạo có ý nghĩa. Những tài sản vô hình như vốn tri thức hay các kiến thức chuyên môn là nguồn tài sản vô giá mà người làm marketing cần phải có.
Khả năng xử lý thông tin nhanh: Thời gian mà một nhà marketing kiểm soát được khách hàng của họ qua màn hình máy tính là 30 giây. Nó được bắt đầu bằng việc lướt qua các kênh, kiểm tra và nhấn chuột. Tất cả những người mua là các cá nhân hay các doanh nghiệp đều đang rất khắt khe và khó tính bởi vì đang có một số lượng rất lớn các nhà cạnh tranh trên toàn cầu, tất cả đều đang cạnh tranh rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xử lý thông tin và đưa ra những giải quyết kịp thời là yếu tố vô cung quan trọng.
Các phương tiện Marketing trực tuyến:
Các phương tiện marketing trực tuyến bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các công ty có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương tiện marketing trực tuyến thường khác so với việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong marketing trực tuyến như sau:
Quảng cáo trực tuyến: Trong phương thức này, các công ty mua không gian quảng cáo trên trang web được sở hữu bởi các công ty khác. Có sự khác biệt giữa quảng cáo trực tuyến và việc đưa nội dung lên trang web của mình, rất nhiều công ty đã nhầm lẫn giữa hai công việc này và nghĩ rằng trang web của mình chính là một quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến có ý nghĩa rất đặc biệt trong hoạt động marketing: Khi một công ty trả tiền cho một khoảng không nhất định nào đó, họ cố gắng thu hút được người sử dụng và giới thiệu về sản phẩm và những chương trình khuyến mại của họ. Có nhiều nhiều cách để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Ví dụ, các công ty có thể mua quảng cáo được đặt trong thư điện tử được gửi bởi những công ty khác. Hoặc đặt những banner quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ các website.
Catalogue điện tử: Một trong những thay đổi so với marketing truyền thống là khả năng của các công ty để đưa mẫu sản phẩm lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước... Thêm vào đó, những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác sẽ tiết kiệm được chi phí cho các nhà marketing trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Phương thức thư điện tử: Có ba loại marketing bằng thư điện tử. Loại thứ nhất liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.
Dạng thứ hai của email là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của họ. Theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để phát triển quan hệ khách hàng và họ đã đưa một số nhân viên có tài năng vào trong dịch vụ khách hàng.
Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.
Chương trình đại lý (Afiliate programes): Chương trình affiliate thực chất là một phương pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng qua mạng dựa trên những thoả thuận hưởng phần trăm hoa hồng. Bạn có thể xây dựng một hệ thống đại lý bán hàng cho bạn thông qua phương pháp này. Ưu điểm của phương pháp này là bạn chỉ phải trả tiền khi đã bán được hàng. Ai cũng biết đến sự thành công của chương trình liên kết kiểu đại lý ở Amazon.com, chính vì vậy mà các chương trình liên kết được thiết kế để thúc đẩy khả năng truy cập có định hướng. Thông thường các chương trình đại lý thanh toán tiền hoa hồng dựa trên khả năng bán hàng hay đưa truy cập tới website. Phần lớn các chương trình đại lý này đều thanh toán theo tỷ lệ phần trăm doanh thu, một số thì tính theo số lượng cố định.
Các chương trình này có thể hoạt động trên quy mô tương đối lớn. Theo như thông báo, Amazon.com đã phát triển trên 60.000 địa chỉ website đại lý. Mỗi một địa chỉ website đại lý có thể được xem là một đại lý của website chủ. Khi khách hàng truy cập vào website đại lý rồi nhấn vào đường liên kết để đến với website chủ và mua hàng, website đại lý sẽ được hưởng một tỷ lệ phần trăm doanh thu nhất định. Nhiều chương trình đại lý lớn hiện nay còn cho phép triển khai các đại lý cấp dưới, có nơi tới 10 cấp. Bản chất của chương trình này là, một website làm đại lý cho website chủ, một người truy cập qua website đại lý nhưng không mua hàng mà lại đăng ký làm đại lý cho website chủ và trở thành một đại lý. Khi người này bán được hàng cho website chủ và nhận tiền hoa hồng thì website chủ cũng trả một khoản tỷ lệ phần trăm cho website đại lý ban đầu. Phương pháp này gọi là triển khai đại lý thứ cấp, đôi lúc còn được gọi là marketing đa cấp (Multi Levels Marketing - MLM)
Search Engines (công cụ tìm kiếm): Công cụ tìm kiếm là một công cụ cơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Khi bạn đến một công cụ tìm kiếm và gõ vào đó một từ khoá hay một câu về chủ đề bạn cần tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho bạn một danh sách các trang web thích hợp nhất với từ khoá mà bạn tìm kiếm. Xin nhớ rằng các công cụ tìm kiếm khác nhau có những trình tự khác nhau để sắp xếp các trang web theo mức độ tương thích với từ khoá mà bạn tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm được coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một sản phẩm và dịch vụ nào đó không chỉ đối với những người mới truy cập vào mạng Internet mà ngay cả những nhà marketing chuyên nghiệp.
Một số lợi ích của marketing trực tuyến:
Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng. Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.
Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như khong thể.
Giảm thời gian: Thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.
Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với 1/10 chi phí thông thường, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.
Đòi hỏi đối với người làm Marketing trực tuyến:
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Cùng với nó là sự thay đổi về thói quen cũng như tập quán tiêu dùng của khách hàng. Đứng trước những thay đổi đó, những người làm marketing trực tuyến ngoài những phẩm chất vốn có, cần phải có:
Kỹ năng quản lý thông tin: Những nhà marketing có những thông tin hay về khách hàng và những thông tin hay hơn cho họ. Trong thế giới điện tử, thông tin về khách hàng rất dễ tìm kiếm với một khoản chi phí không đáng kể. Những nhà quản lý marketing có thể có những thông tin rộng lớn mang tính toàn cầu. Do vậy, họ phải có những kỹ năng quản lý các thông tin này để có thể rút ra được những thông tin thật sự hữu ích, giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiểu biết về công nghệ thông tin: Các nhà marketing trực tuyến cần phải hiểu biết về các kỹ năng công nghệ thông tin để ứng dụng trong công việc của mình. Ví dụ như các nhà marketing trực tuyến cần phải biết sử dụng công cụ tìm kiếm (Search Engines) để có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trên Internet. Hoặc khi khách hàng tiến hành mua hàng tại một website, người làm marketing trực tuyến phải biết cách xây dựng các giải pháp tiếp nhân và tự động xử lý các đơn đặt hàng, cũng như tự động theo dõi quá trình bán hàng cho đến khi người mua nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đặt mua. Tất cả đều không có sự ngắt quãng. Thực hiện được điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí và giữ được khách hàng tiếp tục quay lại mua hàng. Do vậy, các nhà marketing trực tuyến cần phải có sự hiểu biết về công nghệ thông tin để thành công.
Vốn tri thức: Trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng kinh doanh là những yếu tố quan trọng hơn cả vốn bằng tiền. Vì chúng ta đang ở trong thế kỷ 21 nơi mà sự giàu có về tiền tệ đang dần được thay thế bằng những sáng kiến, sáng tạo có ý nghĩa. Những tài sản vô hình như vốn tri thức hay các kiến thức chuyên môn là nguồn tài sản vô giá mà người làm marketing cần phải có.
Khả năng xử lý thông tin nhanh: Thời gian mà một nhà marketing kiểm soát được khách hàng của họ qua màn hình máy tính là 30 giây. Nó được bắt đầu bằng việc lướt qua các kênh, kiểm tra và nhấn chuột. Tất cả những người mua là các cá nhân hay các doanh nghiệp đều đang rất khắt khe và khó tính bởi vì đang có một số lượng rất lớn các nhà cạnh tranh trên toàn cầu, tất cả đều đang cạnh tranh rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xử lý thông tin và đưa ra những giải quyết kịp thời là yếu tố vô cung quan trọng.
Các phương tiện Marketing trực tuyến:
Các phương tiện marketing trực tuyến bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các công ty có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương tiện marketing trực tuyến thường khác so với việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong marketing trực tuyến như sau:
Quảng cáo trực tuyến: Trong phương thức này, các công ty mua không gian quảng cáo trên trang web được sở hữu bởi các công ty khác. Có sự khác biệt giữa quảng cáo trực tuyến và việc đưa nội dung lên trang web của mình, rất nhiều công ty đã nhầm lẫn giữa hai công việc này và nghĩ rằng trang web của mình chính là một quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến có ý nghĩa rất đặc biệt trong hoạt động marketing: Khi một công ty trả tiền cho một khoảng không nhất định nào đó, họ cố gắng thu hút được người sử dụng và giới thiệu về sản phẩm và những chương trình khuyến mại của họ. Có nhiều nhiều cách để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Ví dụ, các công ty có thể mua quảng cáo được đặt trong thư điện tử được gửi bởi những công ty khác. Hoặc đặt những banner quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ các website.
Catalogue điện tử: Một trong những thay đổi so với marketing truyền thống là khả năng của các công ty để đưa mẫu sản phẩm lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước... Thêm vào đó, những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác sẽ tiết kiệm được chi phí cho các nhà marketing trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Phương thức thư điện tử: Có ba loại marketing bằng thư điện tử. Loại thứ nhất liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.
Dạng thứ hai của email là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của họ. Theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để phát triển quan hệ khách hàng và họ đã đưa một số nhân viên có tài năng vào trong dịch vụ khách hàng.
Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.
Chương trình đại lý (Afiliate programes): Chương trình affiliate thực chất là một phương pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng qua mạng dựa trên những thoả thuận hưởng phần trăm hoa hồng. Bạn có thể xây dựng một hệ thống đại lý bán hàng cho bạn thông qua phương pháp này. Ưu điểm của phương pháp này là bạn chỉ phải trả tiền khi đã bán được hàng. Ai cũng biết đến sự thành công của chương trình liên kết kiểu đại lý ở Amazon.com, chính vì vậy mà các chương trình liên kết được thiết kế để thúc đẩy khả năng truy cập có định hướng. Thông thường các chương trình đại lý thanh toán tiền hoa hồng dựa trên khả năng bán hàng hay đưa truy cập tới website. Phần lớn các chương trình đại lý này đều thanh toán theo tỷ lệ phần trăm doanh thu, một số thì tính theo số lượng cố định.
Các chương trình này có thể hoạt động trên quy mô tương đối lớn. Theo như thông báo, Amazon.com đã phát triển trên 60.000 địa chỉ website đại lý. Mỗi một địa chỉ website đại lý có thể được xem là một đại lý của website chủ. Khi khách hàng truy cập vào website đại lý rồi nhấn vào đường liên kết để đến với website chủ và mua hàng, website đại lý sẽ được hưởng một tỷ lệ phần trăm doanh thu nhất định. Nhiều chương trình đại lý lớn hiện nay còn cho phép triển khai các đại lý cấp dưới, có nơi tới 10 cấp. Bản chất của chương trình này là, một website làm đại lý cho website chủ, một người truy cập qua website đại lý nhưng không mua hàng mà lại đăng ký làm đại lý cho website chủ và trở thành một đại lý. Khi người này bán được hàng cho website chủ và nhận tiền hoa hồng thì website chủ cũng trả một khoản tỷ lệ phần trăm cho website đại lý ban đầu. Phương pháp này gọi là triển khai đại lý thứ cấp, đôi lúc còn được gọi là marketing đa cấp (Multi Levels Marketing - MLM)
Search Engines (công cụ tìm kiếm): Công cụ tìm kiếm là một công cụ cơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Khi bạn đến một công cụ tìm kiếm và gõ vào đó một từ khoá hay một câu về chủ đề bạn cần tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho bạn một danh sách các trang web thích hợp nhất với từ khoá mà bạn tìm kiếm. Xin nhớ rằng các công cụ tìm kiếm khác nhau có những trình tự khác nhau để sắp xếp các trang web theo mức độ tương thích với từ khoá mà bạn tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm được coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một sản phẩm và dịch vụ nào đó không chỉ đối với những người mới truy cập vào mạng Internet mà ngay cả những nhà marketing chuyên nghiệp.
Thương mại điện tử 2011-2015: Phát triển chiều sâu
Thương mại điện tử 2011-2015: Phát triển chiều sâu
Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 được Cục TMĐT và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước.
Tiền đề thuận lợi
Đến cuối năm 2009, khung pháp lý về TMĐT đã được hoàn thiện: Luật Giao dịch điện tử (2005) và Luật Công nghệ thông tin (2006), 7 nghị định hướng dẫn và hàng loạt thông tư quy định chi tiết những vấn đề đặc thù của giao dịch TMĐT. Bên cạnh đó, khung chế tài trong các lĩnh vực thương mại, CNTT và Internet cũng dần được hoàn thiện với 3 nghị định về xử phạt hành chính. Năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt tội phạm công nghệ cao, trong đó có tội phạm TMĐT.
Các chủng loại hàng hóa và dịch vụ TMĐT phổ biến hiện nay là: vé máy bay, hàng điện - điện tử, đồ nội thất, điện thoại di động, máy tính, sách, tour du lịch, đặt phòng khách sạn...Chính sách về ứng dụng TMĐT trong mua sắm của Chính phủ cũng đã thành hình, thông tin chào mời mua sắm công được công bố trên website của các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố. Các dịch vụ công trực tuyến đã phát triển hiện nay có: Hải quan điện tử, khai thuế qua mạng và chứng thực xuất xứ (C/O) điện tử. Ở cấp bộ ngành, 27 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3 (cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ; mức độ 4 cho phép thanh toán trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua mạng). Ở cấp địa phương, 38 địa phương triển khai cung cấp 748 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 (dẫn đầu là An Giang và Đà Nẵng).
Kết quả khảo sát 3.400 DN trên cả nước của Bộ Công Thương năm 2010 cho thấy 60% doanh nghiệp (DN) lớn đã tiến hành TMĐT B2B, trong đó 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện TMĐT, 96% sử dụng thư điện tử trong kinh doanh. Đối với DN vừa và nhỏ (SME), 80% DN hoạt động theo hình thức B2B (DN-DN) hoặc B2C (DN-Người dùng). Hộ gia đình, cá nhân tham gia B2C hoặc C2C chiếm 10%. Rất nhiều DN triển khai bán hàng trực tuyến, dẫn đầu là DN ngành hàng không, du lịch, phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng...
Giao dịch TMĐT hiện nay được thực hiện chủ yếu thông qua các website của DN, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội. Dịch vụ viễn thông di động cũng phát triển mạnh và thu hút người dùng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy TMĐT trên điện thoại di động.
Đặt mục tiêu lớn
Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 được Cục TMĐT và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước. Cụ thể như sau:
Với khối cơ quan nhà nước, trước năm 2013, các dịch vụ công đạt mức độ 3 sẽ gồm: 80% dịch vụ công như thủ tục hải quan điện tử, thuế, đăng ký kinh doanh - đầu tư và xuất nhập khẩu (trong đó 40% xuất nhập khẩu đạt mức 4 vào năm 2015); 50% dịch vụ công sản xuất kinh doanh (trong đó 20% đạt mức độ 4 năm 2015).
Cả nước hiện có 77 cơ sở đào tạo TMĐT chính quy, 2 trường đại học chính quy thành lập khoa TMĐT và 14 trường chính quy có môn TMĐT.Đối với DN lớn, nâng tỉ lệ sử dụng thư điện tử lên 100%, 80% có website, 70% mua bán trên website TMĐT, 20% ứng dụng TMĐT trong quản trị DN... Riêng DN vừa và nhỏ, tỉ lệ sử dụng thư điện tử phải đạt 100%, giao dịch trên website TMĐT 30%...
Với người dùng, vào năm 2015, sẽ hình thành các tiện ích hỗ trợ người dùng tham gia B2C. Cụ thể là 70% siêu thị, trung tâm mua sắm áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Mặt khác, 30% các cơ sở kinh doanh vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.
Với kế hoạch định hướng cụ thể như trên, đến hết tháng 3/2011, trong số 63 tỉnh thành trên cả nước, 34 tỉnh thành đã phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT 2011-2015, 17 địa phương đã xây dựng kế hoạch chờ phê duyệt và 12 địa phương đang trong quá trình xây dựng.
Sẽ có thanh tra chuyên ngành
So với Kế hoạch Phát triển TMĐT 2006-2010 (Quyết định 222/2005/QĐ-TTg), giai đoạn 2011-2015 (Quyết định 1073) có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể: Về pháp lý, QĐ 1073 tập trung xây dựng các quy định chi tiết, điều chỉnh những vấn đề pháp lý TMĐT đặc thù, chi tiết so với việc xây dựng khung pháp lý cơ bản (giai đoạn triển khai QĐ 222). Về tuyên truyền đào tạo, trước đây, chủ yếu tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức TMĐT thì nay, tập trung đào tạo chính quy tại các trường đại học và cao đẳng. Với dịch vụ công trực tuyến, QĐ 222 mới dừng ở mức phác thảo các hoạt động cần triển khai, QĐ 1073 sẽ đưa ra mục tiêu định lượng và các giải pháp cụ thể khi triển khai. Về phát triển, ứng dụng công nghệ, đề ra các giải pháp, hoạt động cần triển khai với từng công nghệ cụ thể.
Đặc biệt, về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về TMĐT, trước đây chưa đề cập thì nay, tập trung kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về TMĐT, bao gồm thành lập thanh tra chuyên ngành, phân công cán bộ chuyên trách để tăng cường năng lực quản lý nhà nước tại địa phương của các sở công thương.
Ý kiến người trong cuộc

Bà Lại Việt Anh,
Trưởng phòng Pháp chế Cục TMĐT
và CNTT Bộ Công Thương
Đang có nhiều cơ hội phát triển
TMĐT Việt Nam đang đứng trước những điều kiện thuận lợi để phát triển, từ góc độ hạ tầng công nghệ, nền tảng pháp lý và nhận thức của xã hội. Những khó khăn kinh tế hiện thời cũng là cơ hội cho TMĐT. Để tồn tại, DN phải xem xét ứng dụng các phương thức kinh doanh mới, tối ưu về chi phí như TMĐT. TMĐT đã sẵn sàng bước sang giai đoạn phát triển chiều sâu với những ứng dụng chuyên ngành phù hợp nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
Người tiêu dùng cũng đã quen với các ứng dụng trên nền di động và Internet cùng sự phát triển mạnh mẽ của các website mua bán, diễn đàn, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung cho điện thoại di động.
Để tăng cường hiệu lực của hệ thống pháp luật, tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho TMĐT phát triển, các cơ quan nhà nước cần đánh giá và tìm giải pháp cho những vấn đề tồn đọng hiện nay, gồm:
Nguồn nhân lực quản lý và ứng dụng TMĐT ở cả DN cũng như cơ quan nhà nước còn thiếu và yếu, đào tạo chính quy về TMĐT chưa theo kịp nhu cầu.
Vấn đề an ninh mạng đang tạo ra lực cản tâm lý lớn cho các ứng dụng TMĐT trong xã hội.
Công tác tổ chức, thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Nguồn lực (NL) giám sát mỏng, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thấp, hiệu quả chưa cao, chưa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trường điện tử. Nhiều quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT chưa đủ mạnh để răn đe, tạo ra sự tuân thủ tốt trong xã hội.
Ông Hà Ngọc Sơn,
Phó Phòng Kỹ thuật An toàn Môi trường,
Sở Công Thương TP.HCM, thành viên Chương trình Phát triển TMĐT TP.HCM
“Chạy” theo doanh nghiệp…

TP.HCM lấy các chỉ tiêu trong Quyết định 1073 làm mức tối thiểu để phấn đấu trong 5 năm tới, và được điều chỉnh cụ thể trong quá trình triển khai cho phù hợp với thực tế. Thành phố còn đề ra một số chỉ tiêu riêng, chủ yếu là chỉ tiêu về nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển TMĐT. Dự kiến 6 nhóm giải pháp sẽ được TP.HCM triển khai, từ tuyên truyền, hỗ trợ DN đào tạo NL, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đến nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước. Trong đó, “tuyên truyền và bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện TMĐT” tiếp tục là nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu.
Ngoài ra là nhiều chương trình nhánh về tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ, khuyến khích DN, người dùng sử dụng TMĐT. TMĐT thành phố đang bị “thắt nút cổ chai” ở 2 giai đoạn: ký kết hợp đồng và thanh toán trực tuyến. Giải pháp chính dự kiến là sử dụng chữ ký số và đa dạng các loại hình, phương thức thanh toán trực tuyến. Thời gian qua, hai công cụ trên đã được một số DN triển khai nhưng mức độ hiệu quả, tính phổ biến vẫn còn hạn chế, đặc biệt là chữ ký số. Đây sẽ là nội dung trọng tâm của kế hoạch phát triển TMĐT TP.HCM trong thời gian tới.
Bài học kinh nghiệm giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy, phương thức triển khai kế hoạch phát triển TMĐT không thể cứng nhắc, thụ động như trước. Cơ quan triển khai phía nhà nước đôi khi phải “chạy theo” DN, phải nắm được nhu cầu, xu hướng ứng dụng TMĐT của DN để đưa vào nội dung từng chương trình cụ thể. Phát triển TMĐT thực chất là chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ýtưởng, nội dung, ngân sách Nhà nước đầu tư cho kế hoạch phát triển TMĐT chỉ mang tính chất khơi gợi vấn đề cho DN; lợi ích sau cùng của chương trình là lợi ích dành cho DN và khách hàng của DN.
Bà Võ Thị Thanh Nguyệt,
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Thế Giới Trực Tuyến (www.thegioitructuyen.vn )
Còn những điều chúng ta chưa biết...
Ứng dụng Internet nói chung và TMĐT nói riêng tại Việt Nam chưa được khai thác triệt để mà chúng ta chỉ lướt trên bề mặt của các mặt tiến bộ này. Những DN làm TMĐT như chúng tôi chưa thấy được sự hoạch định vĩ mô, chưa có chỉ tiêu doanh thu rõ ràng mà chỉ mới tự tìm hiểu. Ví dụ: doanh thu năm nay về TMĐT của thế giới là 680 tỷ USD, châu Á Thái Bình Dương dự kiến đạt 168 tỷ USD, thì Việt Nam là bao nhiêu?!

So với nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác ứng dụng Internet không sợ cạn kiệt, mà càng khai thác càng có ứng dụng phong phú và đa dạng hơn. Hiện nay, chúng ta đã hình thành nhận thức. Địa phương nào cũng biết Internet, biết các công cụ tìm kiếm, ai cũng thấy lợi ích của nguồn tài nguyên khổng lồ này, các nước đang muốn biến nó cho quốc gia mình. Chúng ta cũng nhận thấy những khuyết điểm của mình. Dù hành động chậm, nhưng Chính phủ cũng đã tìm hiểu TMĐT vào thập niên 90 và ban hành Kế hoạch 2006 – 2010 cho TMĐT và mới đây là giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, chúng ta chưa nhận ra những điều chúng ta chưa biết! Cụ thể như sau:
Nguồn nhân lực được đào tạo: 99% nhân sự tôi phỏng vấn cho là mình biết Internet, biết tìm kiếm trên Google, nhưng chưa đến 5% biết các thủ thuật tìm kiếm hiệu quả như sử dụng kết hợp các loại dấu (“+”,“-”, “*”...), định nghĩa từ tìm kiếm (Define) hoặc tìm kiếm theo định dạng tập tin (filetype).
Website thiếu cập nhật: Nhiều website 1 năm chưa cập nhật thông tin, hay hệ thống báo cáo không kịp thời.
DN TMĐT chưa quan tâm đến công nghệ mới. Trong khi đó mua sắm bằng điện thoại di động là xu hướng mới sẽ nhanh chóng phát triển. Ebay đã cho biết rằng hơn nửa khách hàng thường xuyên của họ sử dụng điện thoại để mua hàng trên 100USD (2,6 triệu đồng), và đã có khách hàng mua xe Mercedes 240.000 USD (6,24 tỉ đồng). Và Việt Nam cũng không ngoài xu hướng này.
Khó khăn về vốn. DN TMĐT càng khó khăn hơn vì thường ngân hàng quan tâm đến tài sản thế chấp hữu hình, trong khi TMĐT thì chỉ có nguồn dịch vụ và tài sản vô hình.
Ông Lê Trịnh Bài, TP Thanh Hóa
Quan tâm đến uy tín người bán
Tôi là công chức và khá bận rộn. Tôi thường xuyên vào mạng tham khảo giá cả hàng hóa khi dự định mua bán. Rất nhiều lần tôi đặt mua sách qua mạng của Vinabook.com hay mua quà tặng, quần áo … trên Enbac và các trang mua bán khác.
Mua bán trên mạng, tôi tha hồ lựa chọn chủng loại hàng hóa, giá cả… mà không sợ bị bắt chẹt giá cả hay bị phàn nàn khi không mua hàng. Tuy nhiên, một lần mua hàng vào dịp Tết tại trên một website, tôi đã phải đợi rất lâu mà không nhận được hàng, cũng không thấy ai liên lạc. Khi nhận được hàng thì cảm giác như bị lừa, vì hàng hóa không như mình mong đợi về giá cả và chất lượng…
Tôi thấy cần phải có trang web chuyên về mua bán uy tín và có sự bảo hộ, cam kết về chất lượng chủng loại hàng hóa cũng như uy tín của người bán.
Trần Thạch Uyển Nhi,
TPHCM Cải thiện khâu giao hàng,
Tôi thường vào một số trang web mua bán đồ điện tử như: vatgia.vn, dienmaycholon.vn... để khảo sát giá và chọn mua... Ưu điểm của các trang web này là đa dạng chủng loại, giá cả, có mục tìm kiếm nâng cao dễ sử dụng và chuyên mục hỏi đáp hay đánh giá sản phẩm. Ngoài ra các trang mua bán theo nhóm tuy mới xuất hiện nhưng khá thú vị.
Tôi thấy, nhược điểm chung của các website TMĐT nằm ở khâu giao hàng. Người mua hàng trực tuyến thường gặp bất tiện ở chỗ phải sắp xếp thời gian đợi nhận hàng được giao đến, trong khi họ lại không tới đúng giờ. Tôi phải tới tận cửa hàng để lấy.
DN TMĐT cần khắc phục về thời gian giao hàng và thái độ làm việc của nhân viên giao hàng, thông tin về sản phẩm càng chi tiết càng tốt và sản phẩm thực tế cần phải đúng nguyên mẫu như trên web.
Đại Nguyên - Quỳnh Trang
Nguồn: PCworld.com.vn
Thứ Tư, 31/08/2011 17:09 (GMT+7)
Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 được Cục TMĐT và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước.
Tiền đề thuận lợi
Đến cuối năm 2009, khung pháp lý về TMĐT đã được hoàn thiện: Luật Giao dịch điện tử (2005) và Luật Công nghệ thông tin (2006), 7 nghị định hướng dẫn và hàng loạt thông tư quy định chi tiết những vấn đề đặc thù của giao dịch TMĐT. Bên cạnh đó, khung chế tài trong các lĩnh vực thương mại, CNTT và Internet cũng dần được hoàn thiện với 3 nghị định về xử phạt hành chính. Năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt tội phạm công nghệ cao, trong đó có tội phạm TMĐT.
Các chủng loại hàng hóa và dịch vụ TMĐT phổ biến hiện nay là: vé máy bay, hàng điện - điện tử, đồ nội thất, điện thoại di động, máy tính, sách, tour du lịch, đặt phòng khách sạn...Chính sách về ứng dụng TMĐT trong mua sắm của Chính phủ cũng đã thành hình, thông tin chào mời mua sắm công được công bố trên website của các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố. Các dịch vụ công trực tuyến đã phát triển hiện nay có: Hải quan điện tử, khai thuế qua mạng và chứng thực xuất xứ (C/O) điện tử. Ở cấp bộ ngành, 27 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3 (cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ; mức độ 4 cho phép thanh toán trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua mạng). Ở cấp địa phương, 38 địa phương triển khai cung cấp 748 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 (dẫn đầu là An Giang và Đà Nẵng).
Kết quả khảo sát 3.400 DN trên cả nước của Bộ Công Thương năm 2010 cho thấy 60% doanh nghiệp (DN) lớn đã tiến hành TMĐT B2B, trong đó 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện TMĐT, 96% sử dụng thư điện tử trong kinh doanh. Đối với DN vừa và nhỏ (SME), 80% DN hoạt động theo hình thức B2B (DN-DN) hoặc B2C (DN-Người dùng). Hộ gia đình, cá nhân tham gia B2C hoặc C2C chiếm 10%. Rất nhiều DN triển khai bán hàng trực tuyến, dẫn đầu là DN ngành hàng không, du lịch, phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng...
Giao dịch TMĐT hiện nay được thực hiện chủ yếu thông qua các website của DN, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội. Dịch vụ viễn thông di động cũng phát triển mạnh và thu hút người dùng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy TMĐT trên điện thoại di động.
Đặt mục tiêu lớn
Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 được Cục TMĐT và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước. Cụ thể như sau:
Với khối cơ quan nhà nước, trước năm 2013, các dịch vụ công đạt mức độ 3 sẽ gồm: 80% dịch vụ công như thủ tục hải quan điện tử, thuế, đăng ký kinh doanh - đầu tư và xuất nhập khẩu (trong đó 40% xuất nhập khẩu đạt mức 4 vào năm 2015); 50% dịch vụ công sản xuất kinh doanh (trong đó 20% đạt mức độ 4 năm 2015).
Cả nước hiện có 77 cơ sở đào tạo TMĐT chính quy, 2 trường đại học chính quy thành lập khoa TMĐT và 14 trường chính quy có môn TMĐT.Đối với DN lớn, nâng tỉ lệ sử dụng thư điện tử lên 100%, 80% có website, 70% mua bán trên website TMĐT, 20% ứng dụng TMĐT trong quản trị DN... Riêng DN vừa và nhỏ, tỉ lệ sử dụng thư điện tử phải đạt 100%, giao dịch trên website TMĐT 30%...
Với người dùng, vào năm 2015, sẽ hình thành các tiện ích hỗ trợ người dùng tham gia B2C. Cụ thể là 70% siêu thị, trung tâm mua sắm áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Mặt khác, 30% các cơ sở kinh doanh vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.
Với kế hoạch định hướng cụ thể như trên, đến hết tháng 3/2011, trong số 63 tỉnh thành trên cả nước, 34 tỉnh thành đã phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT 2011-2015, 17 địa phương đã xây dựng kế hoạch chờ phê duyệt và 12 địa phương đang trong quá trình xây dựng.
Sẽ có thanh tra chuyên ngành
So với Kế hoạch Phát triển TMĐT 2006-2010 (Quyết định 222/2005/QĐ-TTg), giai đoạn 2011-2015 (Quyết định 1073) có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể: Về pháp lý, QĐ 1073 tập trung xây dựng các quy định chi tiết, điều chỉnh những vấn đề pháp lý TMĐT đặc thù, chi tiết so với việc xây dựng khung pháp lý cơ bản (giai đoạn triển khai QĐ 222). Về tuyên truyền đào tạo, trước đây, chủ yếu tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức TMĐT thì nay, tập trung đào tạo chính quy tại các trường đại học và cao đẳng. Với dịch vụ công trực tuyến, QĐ 222 mới dừng ở mức phác thảo các hoạt động cần triển khai, QĐ 1073 sẽ đưa ra mục tiêu định lượng và các giải pháp cụ thể khi triển khai. Về phát triển, ứng dụng công nghệ, đề ra các giải pháp, hoạt động cần triển khai với từng công nghệ cụ thể.
Đặc biệt, về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về TMĐT, trước đây chưa đề cập thì nay, tập trung kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về TMĐT, bao gồm thành lập thanh tra chuyên ngành, phân công cán bộ chuyên trách để tăng cường năng lực quản lý nhà nước tại địa phương của các sở công thương.
Ý kiến người trong cuộc

Bà Lại Việt Anh,
Trưởng phòng Pháp chế Cục TMĐT
và CNTT Bộ Công Thương
Đang có nhiều cơ hội phát triển
TMĐT Việt Nam đang đứng trước những điều kiện thuận lợi để phát triển, từ góc độ hạ tầng công nghệ, nền tảng pháp lý và nhận thức của xã hội. Những khó khăn kinh tế hiện thời cũng là cơ hội cho TMĐT. Để tồn tại, DN phải xem xét ứng dụng các phương thức kinh doanh mới, tối ưu về chi phí như TMĐT. TMĐT đã sẵn sàng bước sang giai đoạn phát triển chiều sâu với những ứng dụng chuyên ngành phù hợp nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
Người tiêu dùng cũng đã quen với các ứng dụng trên nền di động và Internet cùng sự phát triển mạnh mẽ của các website mua bán, diễn đàn, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung cho điện thoại di động.
Để tăng cường hiệu lực của hệ thống pháp luật, tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho TMĐT phát triển, các cơ quan nhà nước cần đánh giá và tìm giải pháp cho những vấn đề tồn đọng hiện nay, gồm:
Nguồn nhân lực quản lý và ứng dụng TMĐT ở cả DN cũng như cơ quan nhà nước còn thiếu và yếu, đào tạo chính quy về TMĐT chưa theo kịp nhu cầu.
Vấn đề an ninh mạng đang tạo ra lực cản tâm lý lớn cho các ứng dụng TMĐT trong xã hội.
Công tác tổ chức, thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Nguồn lực (NL) giám sát mỏng, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thấp, hiệu quả chưa cao, chưa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trường điện tử. Nhiều quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT chưa đủ mạnh để răn đe, tạo ra sự tuân thủ tốt trong xã hội.
Ông Hà Ngọc Sơn,
Phó Phòng Kỹ thuật An toàn Môi trường,
Sở Công Thương TP.HCM, thành viên Chương trình Phát triển TMĐT TP.HCM
“Chạy” theo doanh nghiệp…

TP.HCM lấy các chỉ tiêu trong Quyết định 1073 làm mức tối thiểu để phấn đấu trong 5 năm tới, và được điều chỉnh cụ thể trong quá trình triển khai cho phù hợp với thực tế. Thành phố còn đề ra một số chỉ tiêu riêng, chủ yếu là chỉ tiêu về nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển TMĐT. Dự kiến 6 nhóm giải pháp sẽ được TP.HCM triển khai, từ tuyên truyền, hỗ trợ DN đào tạo NL, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đến nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước. Trong đó, “tuyên truyền và bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện TMĐT” tiếp tục là nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu.
Ngoài ra là nhiều chương trình nhánh về tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ, khuyến khích DN, người dùng sử dụng TMĐT. TMĐT thành phố đang bị “thắt nút cổ chai” ở 2 giai đoạn: ký kết hợp đồng và thanh toán trực tuyến. Giải pháp chính dự kiến là sử dụng chữ ký số và đa dạng các loại hình, phương thức thanh toán trực tuyến. Thời gian qua, hai công cụ trên đã được một số DN triển khai nhưng mức độ hiệu quả, tính phổ biến vẫn còn hạn chế, đặc biệt là chữ ký số. Đây sẽ là nội dung trọng tâm của kế hoạch phát triển TMĐT TP.HCM trong thời gian tới.
Bài học kinh nghiệm giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy, phương thức triển khai kế hoạch phát triển TMĐT không thể cứng nhắc, thụ động như trước. Cơ quan triển khai phía nhà nước đôi khi phải “chạy theo” DN, phải nắm được nhu cầu, xu hướng ứng dụng TMĐT của DN để đưa vào nội dung từng chương trình cụ thể. Phát triển TMĐT thực chất là chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ýtưởng, nội dung, ngân sách Nhà nước đầu tư cho kế hoạch phát triển TMĐT chỉ mang tính chất khơi gợi vấn đề cho DN; lợi ích sau cùng của chương trình là lợi ích dành cho DN và khách hàng của DN.
Bà Võ Thị Thanh Nguyệt,
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Thế Giới Trực Tuyến (www.thegioitructuyen.vn )
Còn những điều chúng ta chưa biết...
Ứng dụng Internet nói chung và TMĐT nói riêng tại Việt Nam chưa được khai thác triệt để mà chúng ta chỉ lướt trên bề mặt của các mặt tiến bộ này. Những DN làm TMĐT như chúng tôi chưa thấy được sự hoạch định vĩ mô, chưa có chỉ tiêu doanh thu rõ ràng mà chỉ mới tự tìm hiểu. Ví dụ: doanh thu năm nay về TMĐT của thế giới là 680 tỷ USD, châu Á Thái Bình Dương dự kiến đạt 168 tỷ USD, thì Việt Nam là bao nhiêu?!

So với nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác ứng dụng Internet không sợ cạn kiệt, mà càng khai thác càng có ứng dụng phong phú và đa dạng hơn. Hiện nay, chúng ta đã hình thành nhận thức. Địa phương nào cũng biết Internet, biết các công cụ tìm kiếm, ai cũng thấy lợi ích của nguồn tài nguyên khổng lồ này, các nước đang muốn biến nó cho quốc gia mình. Chúng ta cũng nhận thấy những khuyết điểm của mình. Dù hành động chậm, nhưng Chính phủ cũng đã tìm hiểu TMĐT vào thập niên 90 và ban hành Kế hoạch 2006 – 2010 cho TMĐT và mới đây là giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, chúng ta chưa nhận ra những điều chúng ta chưa biết! Cụ thể như sau:
Nguồn nhân lực được đào tạo: 99% nhân sự tôi phỏng vấn cho là mình biết Internet, biết tìm kiếm trên Google, nhưng chưa đến 5% biết các thủ thuật tìm kiếm hiệu quả như sử dụng kết hợp các loại dấu (“+”,“-”, “*”...), định nghĩa từ tìm kiếm (Define) hoặc tìm kiếm theo định dạng tập tin (filetype).
Website thiếu cập nhật: Nhiều website 1 năm chưa cập nhật thông tin, hay hệ thống báo cáo không kịp thời.
DN TMĐT chưa quan tâm đến công nghệ mới. Trong khi đó mua sắm bằng điện thoại di động là xu hướng mới sẽ nhanh chóng phát triển. Ebay đã cho biết rằng hơn nửa khách hàng thường xuyên của họ sử dụng điện thoại để mua hàng trên 100USD (2,6 triệu đồng), và đã có khách hàng mua xe Mercedes 240.000 USD (6,24 tỉ đồng). Và Việt Nam cũng không ngoài xu hướng này.
Khó khăn về vốn. DN TMĐT càng khó khăn hơn vì thường ngân hàng quan tâm đến tài sản thế chấp hữu hình, trong khi TMĐT thì chỉ có nguồn dịch vụ và tài sản vô hình.
Ông Lê Trịnh Bài, TP Thanh Hóa
Quan tâm đến uy tín người bán
Tôi là công chức và khá bận rộn. Tôi thường xuyên vào mạng tham khảo giá cả hàng hóa khi dự định mua bán. Rất nhiều lần tôi đặt mua sách qua mạng của Vinabook.com hay mua quà tặng, quần áo … trên Enbac và các trang mua bán khác.
Mua bán trên mạng, tôi tha hồ lựa chọn chủng loại hàng hóa, giá cả… mà không sợ bị bắt chẹt giá cả hay bị phàn nàn khi không mua hàng. Tuy nhiên, một lần mua hàng vào dịp Tết tại trên một website, tôi đã phải đợi rất lâu mà không nhận được hàng, cũng không thấy ai liên lạc. Khi nhận được hàng thì cảm giác như bị lừa, vì hàng hóa không như mình mong đợi về giá cả và chất lượng…
Tôi thấy cần phải có trang web chuyên về mua bán uy tín và có sự bảo hộ, cam kết về chất lượng chủng loại hàng hóa cũng như uy tín của người bán.
Trần Thạch Uyển Nhi,
TPHCM Cải thiện khâu giao hàng,
Tôi thường vào một số trang web mua bán đồ điện tử như: vatgia.vn, dienmaycholon.vn... để khảo sát giá và chọn mua... Ưu điểm của các trang web này là đa dạng chủng loại, giá cả, có mục tìm kiếm nâng cao dễ sử dụng và chuyên mục hỏi đáp hay đánh giá sản phẩm. Ngoài ra các trang mua bán theo nhóm tuy mới xuất hiện nhưng khá thú vị.
Tôi thấy, nhược điểm chung của các website TMĐT nằm ở khâu giao hàng. Người mua hàng trực tuyến thường gặp bất tiện ở chỗ phải sắp xếp thời gian đợi nhận hàng được giao đến, trong khi họ lại không tới đúng giờ. Tôi phải tới tận cửa hàng để lấy.
DN TMĐT cần khắc phục về thời gian giao hàng và thái độ làm việc của nhân viên giao hàng, thông tin về sản phẩm càng chi tiết càng tốt và sản phẩm thực tế cần phải đúng nguyên mẫu như trên web.
Đại Nguyên - Quỳnh Trang
Nguồn: PCworld.com.vn
Thứ Tư, 31/08/2011 17:09 (GMT+7)
Tài liệu và slide tham khảo môn thương mại Điện tử căn bản
DOWNLOAD TẠI ĐÂY
http://www.mediafire.com/?82k626rz3mavp3w
http://www.mediafire.com/?82k626rz3mavp3w
TH¦¥NG M¹I §IÖN Tö Vµ ỨNG
dông
Th¬ng m¹i ®iÖn tö lµ qu¸ tr×nh mua b¸n
hoÆc trao ®æi s¶n phÈm,dÞch vô vµ nh÷ng dÞch vô hç trî c¸c qu¸ tr×nh trªn cã sö
dông c¸c ph¬ng tiÖn ®iÖn tö(ph¬ng tiÖn ®iÖn tö lµ c¸c ph¬ng tiÖn ho¹t ®éng
dùa trªn c«ng nghÖ,®iÖn tö,kü thuËt sè,tõ tÝnh,truyÒn dÉn kh«ng d¹y,quang
häc,®iÖn tõ hoÆc c«ng nghÖ t¬ng tù),c¸c m¹ng m¸y tÝnh,internet,vµ sö dông c¸c
tiªu chuÈn truyÒn thèng chung. Ho¹t ®éng th¬ng m¹i ®iÖn tö ®îc thùc hiÖn trªn
c¬ sá c¸c nguån th«ng tin díi d¹ng sè ho¸ cña c¸c m¹ng ®iÖn tö.Nã cho phÐp
h×nh thµnh nh÷ng d¹ng thøc kinh doanh míi vµ nh÷ng c¸ch thøc míi dÓ tiÕn hµnh
ho¹t ®éng kinh doanh.
C¸c bªn tiÕn hµnh giao dÞch trong th¬ng m¹i
®iÖn tö kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i gÆp gì nhau trùc tiÕp vµ kh«ng ph¶i biÕt nhau
tríc.ViÖc sö dông c¸c ph¬ng tiÖn ®iªn tö,c¸c th«ng tin th¬ng m¹i ®îc sè ho¸
cho phÐp giao dÞch ngêi-m¸y-m¸y-ngêi gi÷a c¸c bªn ®îc tiÕn hµnh.Th¬ng m¹i
®iÖn tö còng lµ mét hÖ thèng bao gåm nhiÒu giao dÞch th¬ng m¹i.c¸c giao dÞch
nµy k«ng chØ tËp trung vµo viÖc mua- b¸n hµng ho¸ vµ c¸c dÞch vô ®Ó trùc tiÕp
t¹o ra thu nhËp cho doanh nghiÖp,mµ bao gåm nhiÒu giao dÞch hç trî t¹o ra lîi
nhuËn(vÝ dô:hÖ thèng hç trî viÖc chµo b¸n,cung cÊp c¸c dÞch vô kh¸ch hµng hoÆc
t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho qu¸ tr×nh th«ng,liªn l¹c gi÷a c¸c ®èi t¸c kinh
doanh…)
HiÖn t¹i,c¸c s¶n phÈm,hµng ho¸ vËt lý
®îc bæ sung vµ thay thÕ b»ng c¸c s¶n phÈm,hµng ho¸ ¶o.C¸c c¸ch thøc vµ kinh
nghiÖm mua s¾m vËt lý ®îc thay thÕ b»ng c¸ch thøc vµ kinh nghiÖm mua s¾m
¶o.Kh¸ch hµng ®ãng vai trß quan träng vµ chñ ®éng trong viÖc thiÕt kÕ c¸c s¶n
phÈm phï hîp víi m×nh.Ho¹t ®éng cña c¸c doanh nghiÖp më réng trªn ph¹m vi toµn
cÇu,s¶n phÈm cña doanh nghiÖp cã thÓ ®îc th«ng tin ®Õn kh¾p c¸c kh¸ch hµng
trªn thÕ giíi.Doanh nghiÖp ph¶i c¹nh tranh víi c¸c ®èi thñ tõ kh¾p mäi n¬i trªn
thÕ giíÝ.Sù h×nh thµnh cña thÞ trêng ®iÖn tñ t¹o c¬ héi h×nh thµnh c¸c trung
gian ®iÖn tö míi.(nh÷ng ngêi tËp hîp th«ng tin vÒ s¶n phÈm,nh÷ng ®iÓm mua s¾m
trän gãi,ngêi cung cÊp c¸c dÞch vô an toµn,nh÷ng ngêi chia sÏ th«ng tin).TÊt
c¶ c¸ ph¬ng tiªn th«ng tin ®Òu héi tô trong mét thiÕt vÞ gièng nh m¸y tÝnh c¸
nh¸n.Th¬ng m¹i ®iÖn tö ®ùoc øng dông trong mäi mÆt(th¬ng m¹i hµng hãa dÞch
vô,ng©n hµng tµi chÝnh,®µo t¹o trùc tuyÕn,xuÊt b¶n,gi¶I trÝ trùc tuyÕn,dÞch vô viÖc
lµm,chÝnh phñ ®iÖn tö,…).
Thế mạnh của thương mại điện tử so
với thương mại truyền thống là không biện giới,tốc độ.Khi bắt đầu phổ biến cách
đây 10 năm, Internet đã làm nảy sinh nhiều hi vọng ở các nhà kinh tế theo
trường phái tân cổ điển rằng cuối cùng thì lý thuyết của Leon Walras về cạnh
tranh hoàn hảo cũng đã thành hiện thực. Mạng Internet dường như có thể là một
thị trường lý tưởng nơi vô số nhà cung cấp và khách hàng gặp nhau một cách tự
do, thông thoáng và mọi thứ đều minh bạch, rõ ràng.Với doanh số đạt gần 700 tỉ USD
trong năm 2005, đến năm 2012 ước tính hơn 1.000 tỉ USD, thương mại điện tử
(TMĐT) đã và đang làm đổi thay to lớn diện mạo của nền thương mại quốc tế.Trong
khi đó, hiện có hơn 97% doanh nghiệp VN vẫn còn đứng ngoài lề TMĐT, theo kết
quả khảo sát mới công bố trong một cuộc hội thảo do VCCI tổ chức tháng 3-2006.
Để vững bước trên đường hội nhập, VN không thể Không sớm xây dựng một chiến
lược phát triển trong lĩnh vực này.
Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)