Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Tài liệu môn kinh tế lượng

tài liệu bao gồm : silde + phần mềm EVIEW
http://www.mediafire.com/?srsf2if1xy8exn4

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2013

(Dân trí) - Sáng nay 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT đã họp và chính thức đưa ra mức điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Điểm sàn năm nay tương đương năm trưóc, riêng khối C giảm 0,5 điểm.
Theo đó, mức điểm sàn hệ đại học năm 2013 như sau:
Khối A: 13 điểm
Khối A1: 13 điểm
Khối B: 14 điểm
Khối C: 14 điểm
Khối D1: 13,5 điểm

Điểm sàn xét tuyển đối với hệ CĐ thấp hơn điểm sàn ĐH 3 điểm, tương ứng theo từng khối thi. Cụ thể như sau:
Khối A: 10 điểm
Khối A1: 10 điểm
Khối B: 11 điểm
Khối C: 11 điểm
Khối D1: 10 điểm

Mức điểm sàn trên đây áp dụng đối với học sinh phổ thông, khu vực 3. Đối với mỗi khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên, điểm sàn cũng sẽ được áp dụng mức điểm ưu tiên theo qui định hiện hành.


Bằng điểm sàn, thí sinh có cơ hội xét tuyển vào nhiều trường ĐH,CĐ


Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, điểm sàn không nhân hệ số và điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Thí sinh nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0), được trường tổ chức thi cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi đại học, có đóng dấu đỏ của trường.
Thí sinh tham gia xét tuyển lưu ý, năm nay, quy chế thi ĐH, CĐ có một số thay đổi liên quan đến xét tuyển.

Thứ nhất, là thời gian xét tuyển sẽ kết thúc sớm hơn một tháng so với năm 2012, cụ thể, bắt đầu từ 20/8 và kết thúc ngày 30/10/2013. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển.
Thứ 2, năm nay, thí sinh không trúng tuyển vào trường dự thi nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm không) được nhận 3 giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh sử dụng giấy này để ĐKXT vào các trường ĐH, CĐ hoặc TCCN. Các trường ĐH, CĐ sẽ không nhận giấy chứng nhận kết quả thi phô tô như năm trước. Tuy nhiên, thí sinh có thể dùng bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả thi (nếu chưa trúng tuyển vào ĐH hoặc CĐ) để đăng ký xét tuyển vào các trường TCCN.

Thứ 3, Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước. Đối với thí sinh dự thi liên thông theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường. Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.

Hồ sơ ĐKXT gồm Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi) và 1 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh. Lệ phí xét tuyển theo quy định của từng trường.

Thông tin xét tuyển của các trường, Dân trí liên tục cập nhật liên tục, hỗ trợ thí sinh lựa chọn trường ĐH, CĐ có tiêu chuẩn xét tuyển phù hợp nhất với điểm thi các bạn đã đạt được.
Hồng Hạnh

Câu nói của Bộ GD-ĐT khiến thí sinh của Trường ĐH Y Hà Nội bật khóc



Câu nói của Bộ GD-ĐT khiến thí sinh của Trường ĐH Y Hà Nội bật khóc

Xem chi tiết: http://trandaiquang.net/bo-gd-dt-tu-choi-de-nghi-cua-truong-dh-y-ha-noi.html

Sách ENGHLISH GRAMMAR IN USE

các bạn tham khảo tài liệu này để có một ngữ pháp tiếng anh  cơ bản vững chắc nhé :)
 Sách  ENGHLISH GRAMMAR IN USE
Tải tài liệu :http://www.mediafire.com/download/sh5g36rz67gcogb/EnglishGrannaIn_Use(2).PDF

tài liệu Môn Thương Mại Điện tử căn bản

 Link1:http://www.mediafire.com/download/ban1ldorw8rahu4/M%C3%94N_THUONG_M%E1%BA%A0I_%C4%90I%E1%BB%86N_T%E1%BB%AC.rar

Link2:http://www.mediafire.com/download/g83m7zkz1tg34iu/TAI_LIEU_TMDT.rar

 Link3:http://www.mediafire.com/view/2m36c7bq9b8gd4f/%C4%90%E1%BB%81_thi_TM%C4%90T.doc

tài liệu Môn cơ sở văn hóa Việt Nam:

http://www.mediafire.com/?avow77oijc80v7u

video giới thiệu về vẻ đẹp Việt Nam

http://www.youtube.com/watch?v=8e_Q0ZfI0w0

31 High-scoring formulas.pdf

 Tải  : http://www.mediafire.com/view/xhbhvdfo29fcsdd/31_High-scoring_formulas.pdf

5 Quy tắc nói tiếng Anh bạn cần biết

5 Quy tắc nói tiếng Anh bạn cần biết

5 Speaking Rules you need to know!
5 quy tắc nói tiếng Anh  bạn cần biết
  1. Don't study grammar too much
This rule might sound strange to many students, but it is one of the most important rules. If you want to pass examinations, then study grammar. However, if you want to become fluent in English, then you should try to learn English without studying the grammar.

Studying grammar will only slow you down and confuse you. You will think about the rules when creating sentences instead of naturally saying a sentence like a native. Remember that only a small fraction of English speakers know more than 20% of all the grammar rules. Many students know more grammar than native speakers. I can confidently say this with experience. I am a native English speaker, majored in English Literature, and have been teaching English for more than 10 years. However, many of my students know more details about English grammar than I do. I can easily look up the definition and apply it, but I don't know it off the top of my head.

I often ask my native English friends some grammar questions, and only a few of them know the correct answer. However, they are fluent in English and can read, speak, listen, and communicate effectively.

Do you want to be able to recite the definition of a causative verb, or do you want to be able to speak English fluently?
  1. Đừng tốn quá nhiều thời giang vào việc học ngữ pháp
Quy tắc này nghe có vẻ xạ lạ đối với nhiều sinh viên nhưng nó lại là một trong những quy tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua những kỳ thi thì nên học ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở nên thành tạo tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học tiếng Anh mà không học ngữ pháp.

Học ngữ pháp chỉ làm bạn nói chậm hơn gây lẫn lộn cho bạn. Bạn sẽ nghĩ về những quy tắc khi tạo câu thay vì nói những câu tự nhiên như người bản địa. Hãy nhớ rằng chỉ có một phần nhỏ những người nói tiếng Anh biết nhiều hơn 20% trong tất cả các quy tắc ngữ pháp. Nhiều sinh viên biết nhiều ngữ pháp hơn cả người bản địa. Tôi có thể  chắc chắn về điều này. Tôi là một người nói tiếng Anh Anh bản địa, học chuyên ngành ngữ văn tiếng Anh Anh và đã giảng dạy tiếng Anh Anh hơn 10 năm. Tuy nhiên nhiều sinh viên của tôi lại biết nhiều ngữ pháp tiếng Anh Anh hơn cả tôi. Tôi có thể dễ dàng tra cứu các định nghĩa và áp dụng nó nhưng tôi không thể tìm thấy từ trong đầu tôi.

Tôi thường hỏi những người bạn người Anh bản địa của tôi một số câu hỏi ngữ pháp và chỉ có một số ít biết câu trả lời đúng. Tuy nhiên, họ thông thạo tiếng Anh Anh và có thể đọc, nói, nghe và giao tiếp tiếng Anh Anh hiệu quả.

Bạn có muốn đọc thuộc định nghĩa của một động từ chỉ nguyên nhân hay bạn muốn nói từ đó bằng tiếng Anh Anh một cách trôi chảy?
  1. Learn and study phrases
Many students learn vocabulary and try to put many words together to create a proper sentence. It amazes me how many words some of my students know, but they cannot create a proper sentence. The reason is because they didn't study phrases. When children learn a language, they learn both words and phrases together. Likewise, you need to study and learn phrases.
  1. Tìm hiểu và  học cụm từ
Nhiều sinh viên học từ mới và cố gắng ghép nhiều từ với nhau để tạo thành một câu thích hợp. Một điều ngạc nhiên là một số sinh viên của tôi biết bao nhiêu từ nhưng lại không thể tạo thành một câu thích hợp. Lý do là bởi vì họ không học các cụm từ. Khi một đứa trẻ học một ngôn ngữ, chúng học cả từ và các cụm từ cùng nhau. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu và học các cụm từ.

If you know 1000 words, you might not be able to say one correct sentence. But if you know 1 phrase, you can make hundreds of correct sentences. If you know 100 phrases, you will be surprised at how many correct sentences you will be able to say. Finally, when you know only a 1000 phrases, you will be almost a fluent English speaker.

Nếu bạn biết 1000 từ, bạn vẫn khó có thể nói một câu đúng. Nhưng nếu bạn biết một cụm từ, bạn có thể tạo ra hàng trăm câu đúng. Nếu bạn biết 100 cụm từ, bạn sẽ ngạc nhiên về bao nhiêu câu đúng mà bạn có thể nói. Cuối cùng, khi bạn chỉ biết 1000 cụm từ, bạn sẽ trở thành một người thành thạo tiếng Anh Anh.

The English Speaking Basics section is a great example of making numerous sentences with a single phrase. So don't spend hours and hours learning many different words. Use that time to study phrases instead and you will be closer to English fluency.

Phần nói tiếng Anh  cơ bản là một ví dụ tuyệt vời trong việc tạo ra nhiều câu chỉ với một cụm từ đơn giản. Vì vậy, không mất nhiều giờ đồng hồ để học nhiều từ khác nhau.  Thay vào đó hãy sử dụng thời gian để học cụm từ, bạn sẽ nhanh chóng thành thạo tiếng Anh .

Don't translate
When you want to create an English sentence, do not translate the words from your Mother tongue. The order of words is probably completely different and you will be both slow and incorrect by doing this. Instead, learn phrases and sentences so you don't have to think about the words you are saying. It should be automatic.

Another problem with translating is that you will be trying to incorporate grammar rules that you have learned. Translating and thinking about the grammar to create English sentences is incorrect and should be avoided.

Đừng dịch
Khi bạn muốn tạo một câu tiếng Anh , đừng chuyển đổi các từ từ tiếng mẹ đẻ của bạn. Thứ tự của các từ có thể khác nhau sẽ khiến bạn nói chậm và sai. Thay vào đó, hãy học cụm từ và câu như vậy bạn sẽ không nghĩ về từng từ khi bạn nói ra. Nó sẽ tự động ra.

Một vấn đề khác nữa khi dịch là bạn cố gắng kết hợp các quy tắc ngữ pháp mà bạn đã học được.  Dịch và nghĩ về ngữ pháp để tạo một câu tiếng Anh  là không đúng và nên tránh.
  1. Reading and Listening is NOT enough. Practice Speaking what you hear!
Reading, listening, and speaking are the most important aspects of any language. The same is true for English. However, speaking is the only requirement to be fluent. It is normal for babies and children to learn speaking first, become fluent, then start reading, then writing. So the natural order is listening, speaking, reading, then writing.
  1. Đọc và nghe là chưa đủ. Hãy kết hợp nói những gì mà bạn nghe được.
Đọc, nghe và nói là một trong những khía cạnh quan trọng của bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều này cũng đúng đối với tiếng Anh . Tuy nhiên, nói là yêu cầu duy nhất để sử dụng thành thạo. Những đứa trẻ sơ sinh và những đứa bé cũng học nói đầu tiên sau đó thành thạo rồi mới bắt đầu đọc và viết.. Như vậy, quy luật tự nhiên là nghe, nói, đọc và viết.

First Problem
Isn't it strange that schools across the world teach reading first, then writing, then listening, and finally speaking? Although it is different, the main reason is because when you learn a second language, you need to read material to understand and learn it. So even though the natural order is listening, speaking, reading, then writing, the order for students is reading, listening, speaking, then writing.

Vấn đề trước tiên, không phải là lạ khi các trường học trên toàn thế giới dạy đọc đầu tiên sau đó mới đến viết, nghe và cuối cùng là đọc? Mặc dù nó khác nhau nhưng nguyên nhân chính là vì khi bạn học ngôn ngữ thứ hai, bạn cần phải đọc để hiểu và học nó. Dù quy luật tự nhiên là nghe, nói, đọc, viết nhưng trình tự việc học của sinh viên thường là đọc, nghe, nói và viết.

Second Problem
The reason many people can read and listen is because that's all they practice. But in order to speak English fluently, you need to practice speaking. Don't stop at the listening portion, and when you study, don't just listen. Speak out loud the material you are listening to and practice what you hear. Practice speaking out loud until your mouth and brain can do it without any effort. By doing so, you will be able to speak English fluently.

Vấn đề thứ hai,Lý do nhiều người có thể đọc và nghe là bởi vì tất cả họ đều thực hành. Nhưng để nói tiếng Anh  thành thạo, bạn cần phải thực hành nói. Đừng dừng lại ở phần nghe và khi bạn học, không chỉ nghe. Nói to từ ngữ bạn đang nghe và thực hành những gì bạn nghe. Thực hành nói to cho đến khi miệng và bộ não của bạn  có thể làm được điều đó mà không cần bất kỳ một nỗ lực nào. Cứ làm như vậy, bạn có thể nói tiếng Anh   thành thạo.
  1. Submerge yourself
Being able to speak a language is not related to how smart you are. Anyone can learn how to speak any language. This is a proven fact by everyone in the world. Everyone can speak at least one language. Whether you are intelligent, or lacking some brain power, you are able to speak one language.
  1. Hòa mình vào trong tiếng Anh
Khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan đến thông minh của bạn. Bất kỳ ai cũng có thể học nói một ngôn ngữ bất kỳ. Đây là một thực tế đã được chứng minh bởi tất cả mọi người trên thế giới. Mọi người đều có thể nói ít nhất một ngôn ngữ. Ngay cả khi bạn thông minh hoặc chậm phát triển, bạn vẫn có thể nói được một  ngôn ngữ.

This was achieved by being around that language at all times. In your country, you hear and speak your language constantly. You will notice that many people who are good English speakers are the ones who studied in an English speaking school. They can speak English not because they went to an English speaking school, but because they had an environment where they can be around English speaking people constantly.

There are also some people who study abroad and learn very little. That is because they went to an English speaking school, but found friends from their own country and didn't practice English.

You don't have to go anywhere to become a fluent English speaker. You only need to surround yourself with English. You can do this by making rules with your existing friends that you will only speak English. You can also carry around an iPod and constantly listen to English sentences. As you can see, you can achieve results by changing what your surroundings are. Submerge yourself in English and you will learn several times faster.

Điều này đạt được bằng cách được bao vây xung quanh bởi ngôn ngữ mọi lúc. Ở đất nước của bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn thường xuyên. Bạn sẽ thấy rằng nhiều người nói tiếng Anh  tốt là những người học tập trong 1 trường nói tiếng Anh . Họ có thể nói tiếng Anh  không phải vì họ đã học trong một trường nói tiếng Anh  mà vì họ có một môi trường mà ở đó họ bị bao vây xung quanh bởi những người nói tiếng Anh  thường xuyên.

Ngoài ra, cũng có một số người đi du học và học rất ít. Đó là bởi vì họ đã đến một trường nói tiếng Anh  nhưng tìm thấy những bạn bè từ đất nước của họ và không phải thực hành tiếng Anh .

Bạn không phải đi bất kỳ nơi đâu để trở thành một người thành thạo tiếng Anh . Bạn chỉ cần bao quanh mình bởi tiếng Anh . Bạn có thể làm được điều này bằng cách quy định với bạn bè hiện tại của bạn rằng bạn chỉ nói tiếng Anh . Bạn cũng có thể mang bên mình 1 chiếc ipod và thường xuyên nghe những câu tiếng Anh . Rồi bạn sẽ  thấy, bạn có thể đạt được kết quả bằng cách thay đổi những gì xung quanh mình. Ngâm mình trong tiếng Anh  và bạn sẽ học nhanh hơn nhiều lần.
  1. Study correct material
A common phrase that is incorrect is, "Practice makes perfect." This is far from the truth. Practice only makes what you are practicing permanent. If you practice the incorrect sentence, you will have perfected saying the sentence incorrectly. Therefore, it is important that you study material that is commonly used by most people.

Another problem I see is that many students study the news. However, the language they speak is more formal and the content they use is more political and not used in regular life. It is important to understand what they are saying, but this is more of an advanced lesson that should be studied after learning the fundamental basics of English.

Studying English with a friend who is not a native English speaker is both good and bad. You should be aware of the pros and cons of speaking with a non native speaking friend. Practicing with a non native person will give you practice. You can also motivate each other and point out basic mistakes. But you might pick up bad habits from one another if you are not sure about what are correct and incorrect sentences. So use these practice times as a time period to practice the correct material you studied. Not to learn how to say a sentence.

In short, study English material that you can trust, that is commonly used, and that is correct.
  1. Nghiên cứu đúng tài liệu.
Một cụm từ phổ biến không đúng là “thực hành một cách hoàn hảo”. Điều này khác xa sự thật. Thực hành giúp cho bạn luyện tập thường xuyên. Nếu bạn thực hành những câu không đúng, bạn sẽ hoàn thiện việc nói những câu không đúng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nghiên cứu tài liệu mà đa số mọi người thường sử dụng.

Một vấn đề khác nữa mà chúng tôi thấy là nhiều sinh viên học thông qua các tin tức. Tuy nhiên, ngôn ngữ mà họ nói thường là ngôn ngữ trang trọng và nội dung mà họ sử dụng phần nhiều là về chính trị mà không có trong đời  sống thường ngày. Điều quan trọng là phải hiểu những gì họ nói nhưng đây phần nhiều là những bài học nâng cao chỉ nên nghiên cứu sau khi đã học chương trình cơ bản của tiếng Anh .

Học tiếng Anh  với một người bạn không phải là người bản địa  vừa có mặt tốt, vừa có mặt xấu. Bạn cần phải nhận thức được ưu và nhược điểm của việc nói tiếng Anh  với một người không phải người bản địa. Thực hành với người không phải người bản địa sẽ giúp bạn luyện tập. Bạn cũng có thể khuyến khích mỗi người và chỉ ra những sai lầm cơ bản. Nhưng bạn có thể học cả những thói quen xấu từ một người khác nếu bạn không chắc chắn về những câu đúng và không đúng là gì. Như vậy, hãy sử dụng thời gian luyện tập này như một giai đoạn để thực hành những tài liệu đúng mà bạn đã học. Không học cách nói một câu.

Trong ngắn hạn, nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh  mà bạn tin tưởng  nó thường được sử dụng và đó là đúng.
 http://vietsourcing.edu.vn/thuat-ngu-tieng-anh-chuyen-nganh/1617-5-quy-tac-noi-tieng-anh-ban-can-biet.html

tổng hợp các sách luyện thi IE

https://drive.google.com/folderview?id=0B_GdsZ6hdpAcajFZU0RKVTg1N3M&usp=sharing

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Chủ đề: Chia sẻ chiến lược tự học IELTS, Target 7.0 , học từ 3 - 6 tháng

Chào các bạn,

Nắm vững tiếng Anh và sử dụng thành thạo nó là điều ai cũng muốn, tuy nhiên việc học không phải ai cũng giống nhau. Có những người sinh ra đã có năng khiếu ngôn ngữ , hoặc thông minh tài trí bẩm sinh... họ học ngoại ngữ rất nhanh. Còn đại đa số thì chẳng có năng khiếu gì nổi trội về học ngoại ngữ, ai không may thì thêm nhiều năm tháng bị nhồi nhét tiếng anh sai be bét ở trường ( mình là 1 ví dụ), đến lúc muốn đạt được trình độ tiếng Anh nhất định thì không dễ chút nào. 

Bạn nghĩ tới trung tâm ư, chưa chăc đâu, kể cả đó là trung tâm chất lượng cao chót vót.
Có những người đến trung tâm nổi tiếng, giáo viên tài giỏi để luyện thi mà cũng chả ra đâu vào đâu, như thằng bạn mình bỏ ra 12 triệu để học 2 khóa IELTS mà thi có ăn thua đâu, thi xong cũng chỉ được band 4.5 thôi.

Tóm lại là "Hành sự tại nhân" như các cụ vẫn nói, chỉ khi mình có mục tiêu rõ ràng, quyết tâm cao độ và tinh thần bền bỉ thì mới mong đến được cái đích đã chọn. 

Mình xuất thân là dân kỹ thuật, ngành công nghệ gene. Ra trường, đi làm 1.5 năm thì nghỉ làm quyết cày IELTS để apply học bổng Master. Sau 5 tháng ròng rã tự chiến đấu thì cũng phải đi thi.
Mình thi ở BC ngày 10/3/2012, kết quả 7.0.

Bài viết này mình xin chia sẻ việc tự ôn luyện thi IELTS của mình, và suggest cả những sách nên dùng và không nên dùng để các bạn tham khảo. 



Bài viết này dành cho những ai tự học, chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc những ai đang học và thiếu nguồn tài liệu, những ai không muốn tốn quá nhiều tiền vào vụ thi IELTS này... bla bla... 


Tóm lại, mình sẽ nêu lại 1 kế hoạch học tập nhắm tới IELTS Band 7.0.

Quy trình của mình gồm 2 giai đoạn : Giai đoạn 1 là củng cố và hoàn thiện cái background cơ bản của tiếng anh, giai đoạn 2 là luyện kỹ năng thi và làm đề thi. Tổng thời gian 6 tháng.


Giai đoạn 1: Thời gian 2,5 - 3 tháng( cái này dành cho ai chưa có background chắc chắn, ai sure rồi thì thôi, tiến hành luôn giai đoạn 2)

Mình thống kê ra có 3 điều cần củng cố: PronunciationVocabulary và Grammar. 
Pronuncation: 
Học lại cách phát âm các âm trong tiếng anh ( Sounds of English) cho thật chuẩn : Vào trang web của BBC : http://www.bbc.co.uk/worldservice/le...r/pron/sounds/ sẽ thấy phần hướng dẫn của Ms. Alex Bellem – cực kỳ chuẩn mực luôn.
Thực hành phát âm các âm đó cho nhuyễn : Dùng sách English Pronunciation in Use
Tập đọc các đoạn văn dài ( mình dùng các bài Reports của Voalearning English), đặc biệt thích bài đọc của bác Steve Ember  Cách học là in transcript của bài mình quan tâm ra 1 tờ giấy A4, để font chữ to, giãn rộng, sau đó nghe từng câu một, đánh dấu cách ngắt nghỉ, lên xuống, nối âm, trọng âm ... rồi đọc theo chậm rãi. Học đọc kiểu này lâu nhưng có cái ưu điểm tuyệt vời là đã học từ nào thì sẽ không bao giờ quên được cách phát âm của nó, và khi nghe nó sẽ nhận ra ngay.


Vocabulary: 
Học từ vựng, làm bài tập nhỏ ( cả nghe và đọc) trong các quyển sách sau ( xếp theo độ khó tăng dần) :
Cambridge vocabulary for IELTS ( Pauline Cullen)
Achieve IELTS Grammar and Vocabulary 
English Vocabulary in Use Advance ( Michael McCathy – Felicity O’Dell)
English Collocation in Use ( Michael McCathy – Felicity O’Dell) . Quyển này rất khó nhưng cực hay, rảnh thì hãy làm.
Học hết mấy quyển vừa rồi thì từ vựng của bạn đỉnh cao luôn.

Grammar:
Hệ thống toàn bộ ngữ pháp căn bản : Cái này có rất nhiều sách, nhưng mình dùng 1 website này, nó hệ thống rất trực quan và dễ hiểu dễ nhớ : www.englishpage.com/
Ngữ pháp tiếng anh Diễn Giải ( Lê Dũng) 
Chuyên đề ngữ pháp tiếng anh và bài tập trắc nghiệm thực hành ( Lê Dũng) 
English Grammar in Use ( Raymond Murphy) Quyển này rảnh thì làm thêm cũng được


---------------------------------------------------------------

Trong vòng 3 tháng này, phải thực hành và chiến đấu cả 3 mảng này cùng lúc, ví dụ buổi sáng học phát âm khoảng 20-30 phút ( đọc xong 1 bài VOA cho chuẩn mực là mỏi nhừ mồm luôn), xong làm vocabulary và grammar, trong khi làm 2 cái này thì luyện Listening luôn vì bài tập nghe khá nhiều, đến tối luyện giọng lần nữa bằng 1 bài trong cuốn English pronuncation in use là được.



Giai đoạn 2: Thời gian 2.5-3 tháng : Luyện kỹ năng, làm đề thi IELTS 


I. Luyện kỹ năng: Cái này làm trước khoảng 1 tháng hoặc song song với phần làm đề thi IELTS, vừa làm đề vừa củng cố kỹ năng cho chắc)


1. Listening: 
Sách: 
Listening Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5) – Sách này ở Vn do bọn NTV phát hành, bán đắt lắm, ~100k cơ, nhưng vẫn nên mua để luyện nghe. Nhớ làm vào đó bằng bút chì nhé, để còn tẩy đi làm lại. Chỉ cần mua sách thôi, CD lên thằng google có đầy.
Radio/Video
Mình cứ nghe ngày nghe đêm, cứ rảnh là nghe, nếu có thể thì các bạn đăng ký 3G trọn gói trên điện thoại ấy, nghe rất tiện mà nghe xả láng luôn.
Nên nghe 1 số kênh sau:
BBC World Service
BBC 4: Intelligent Speech
CNN Student News ( video 10mins)
Những kênh trên nên nghe vì nó có nhiều đoạn Introduction & Interview, Individual long turn & Two-way ( or more) discussion – cái mà rất hay gặp trong bài thi Listening, và mình phải nói theo kiểu như thế trong phần Speaking nữa.
2. Reading:
Sách: Reading Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5) – của NTV, giá 98k, làm bằng bút chì nhé, ko đến lúc muốn làm lại là lại tốn tiền đấy.
Đọc các đoạn văn và làm tasks trên trang web của Britishcouncil
Link: http://learnenglish.britishcouncil.org/en/magazine 
3. Writing: 
Sách: 
Academic Writing for IELTS ( Sam McCatter) Quyển này rất hay.
VISUAL IELTS Gabi Duigu Quyển này cũng hay luôn, luyện viết Task1.
Lưu ý là quyển : Writing Strategies for the IELTS test (của NTV) thì không nên mua, mình dùng không thấy hiệu quả cho lắm, nó còn dài dòng nữa.
4. Speaking
Cứ tự luyện xong ghi âm rồi nghe lại, kiếm được bạn bè hay ai đó mà luyện cùng thì tốt. Có thể nói trực tiếp hoặc qua Skype cũng tiện.
Mình có 1 loạt file hướng dẫn speaking hiệu quả và các topic hay gặp, bạn nào cần thì email hoặc nhắn tin, mình gửi cho.

II. Làm đề IELTS


Bước 1. Học trong quyển Ready for IELTS ( Sam McCatter) ( 1 tuần)
Làm quen với cấu trúc đề thi IELTS ( ai quen rồi thì bỏ bước số 1 này)
Trong quyển này sẽ trình bày cấu trúc đề thi, có 14 units để tập luyện các dạng bài cơ bản, và các kỹ năng cơ bản của từng dạng bài. Làm quyển này cố gắng trong 1 tuần phải xong.


Bước 2. Tham khảo tips để củng cố kỹ năng thông qua các sách : ( 1 ngày để đọc, áp dụng lâu dài) 
IELTS TARGET BAND 7 của Simone Brave (Quyển này ngắn gọn, hữu dụng, nên đọc)
IELTS SURE SUCCESS của cái trường NICON nào đó, ( Quyển này dài dòng hơn chút, có thêm 1 số lời khuyên để thi, nên đọc)


Bước 3. Làm bộ đề Cambridge IELTS nổi tiếng (4 quyển,16 đề, 3 tuần)
Tính đến thời điểm này ( T4/2012) thì có tổng cộng 8 quyển, nhưng dựa trên những gì mình đã làm và chắt lọc ra, thì bạn chỉ nên làm các quyển Camb 5, 6, 7, 8 thôi. Lý do là các quyển Camb 1,2,3,4 đã xuất bản quá lâu rồi, mình làm xong chúng thì thấy nó có nhiều khác biệt so với cách tư duy của thời điểm hiện tại, và đề trong các quyển đó cũng không “gần” với những đề thi mới này.
Đó là nhận định chủ quan của mình thôi, các bạn có thời gian thoải mái thì cứ làm cho tăng exp, bác nào đã vội rồi thì không cần động vào mấy quyển đó làm gì cho mệt.
Nên chia ra làm mỗi ngày 1 đề, ví dụ buổi sáng làm , buổi chiều chữa bài. Nhớ là phải chữa thật kỹ, khi review lại kết quả thì phải đếm số câu sai rồi lật lại xem tại sao lại thế, có vậy mới hoàn thiện được kỹ năng và tăng độ chuẩn xác.


------------Chú ý! ------------
1.Khi làm đề thì nên thống kê lại các dạng bài nào hay sai, để còn sửa kịp
Cứ đề nào bị sai câu gì nhiều thì make note 1 phát cho dạng câu hỏi đó, ví dụ như làm đề 1 quyển camb 6 bị sai nhiều câu ở dạng Summary của bài listening và sai nhiều câu Heading ở reading chẳng hạn. Sau 3-4 đề thì thống kê lại xem ta sai cái gì nhiều nhất. Sau khi đã tìm ra điểm yếu rồi thì quay lại bước 2 đọc lại và thực hành lại tips nó dạy.
2. Làm đề vào sách thì nên làm bút chì, làm xong, thống kê chữa lỗi xong thì tẩy luôn đi, để về sau làm lại ( cái việc làm lại quan trọng lắm đấy) Ai cẩn thận hơn thì foto ra 2 bản làm cho tiện)
3. Sau khi làm xong 4 quyển lần 1 mà điểm trung bình khoảng 7.0 – 7.5 là ok rồi, còn nếu thấp quá, khoảng 5.5- 6.0 thôi thì tốt nhất là quay ngay lại bước 2 mà đọc tips, quay lại mấy cuốn sách luyện kỹ năng mà luyện, xong xuôi rồi làm lại 4 quyển này, trước khi làm nhớ đọc nhanh lại tips cho mỗi phần thi. 
Đến khi điểm tăng lên rồi thì chuyển sang bước tiếp theo.


Bước 4: Làm bộ sách IELTS PRACTICE PLUS 1,2,3 ( 3 tuần)
Bộ này rất khó, làm xong cực kỳ nản luôn, ví dụ bạn làm bộ cambridge được trung bình là 7.0, làm sang bộ plus nó giảm xuống còn 6.0 là cùng.
Có mấy lưu ý thế này:
Ielts Practice plus 1 (Vanessa Jakeman, Clare McDowell) 
Xuất bản đã lâu, đề thi hóc búa như kiểu đánh đố, làm quyển này xong thì nhuệ khí của các bác tụt xuống chỉ còn 1 nửa là may.
Vậy nên, quyển này làm thì cứ để tinh thần thật thoải mái, thi đấu cọ sát thôi chứ đừng ham hố đặt mục tiêu gì, được ít điểm thì cũng đừng buồn mà bỏ cuộc. Đừng dành quá nhiều thời gian cho quyển này.


Ielts Practice plus 2 (Morgan Terry, Judith Wilson)
Quyển này mới hơn chút, vẫn khó nhăn răng nhưng không đến nỗi là không lấy điểm cao được. Ở quyển này nên chú trọng đọc các chỗ nó giải thích cho câu trả lời, phải cố gắng hiểu bằng được lý do trả lời ấy.


Ielts Practice plus 3 (Margaret Matthews , Katy Salisbury)
Quyển này khá gần với hiện tại, mình đánh giá rất cao quyển này, đề thi nó gần với những gì ở thời điểm bây giờ hơn, và độ khó nó chỉ nhỉnh hơn quyển Camb 8 một chút.
Vẫn dùng chiến thuật như quyển Plus2 thôi, cố gắng đừng để có đáp án nào mình không hiểu.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------


Các sách nói trên, nếu có đủ thời gian thì nên làm lại ít nhất 1 lần, 1 phần là để test trình độ, 1 phần nữa là để kiểm tra xem mình đã fix thành công các lỗi hay gặp chưa.
Về việc làm lại đề thì các bác tự sắp xếp, nên quay vòng đề thi mà làm cho đỡ bị tình trạng “nhớ đề”.


Những phần linh tinh khác: 
1. Trên trang web của Britishcouncil có phần để luyện ngữ pháp, từ vựng, nghe, đọc, có cả 1 đề thi IELTS mẫu , và có phần mình thấy khá hữu ích là phần các lỗi nên tránh khi speaking. Link đây:http://learnenglish.britishcouncil.o...ips-and-skills


2. Đề thi làm càng nhiều càng tốt, nhưng có 1 phần rất quan trọng đó là chọn ĐIỂM RƠI. Khi bạn cảm thấy kỹ năng vững, điểm ổn định rồi, thì nên đăng ký thi ngay, để quá thời điểm ấy mới thi thì lại thiệt thòi cho bản thân vì qua mất lúc trí tuệ sáng suốt đỉnh cao rồi. Tất nhiên là thời điểm ấy sẽ trở lại, vì nó có chu kỳ tự nhiên, nhưng chả biết bao giờ mới tới, mà tới lúc ấy sợ lỡ việc rồi.


3. Các bạn có thể tìm thêm các đề thi mẫu, có khá nhiều trang web cung cấp cái này. Làm nhiều cho quen tay.


4. Kỳ thi IELTS tổ chức vào buổi sáng, từ 9-12h, vậy nên trước ngày thi khoảng 2 tuần các bạn nên luyện cho mình cái thói quen làm đề vào khoảng thời gian đó, khi ấy nhịp sinh học của bạn sẽ thích nghi với việc suy nghĩ và tập trung cường độ cao trong 1 khoảng thời gian cụ thể trong ngày -> sẽ đạt hiệu quả làm bài cao nhất.


5. Sách vở tài liệu thì các bạn cứ ra các hiệu sách ở khu Đinh lễ hoặc Bà triệu mà mua, mua sách thôi còn CD lên internet mà down cho rẻ. Ngoài những thứ có thể nêu tên ở đây, mình còn 1 mớ các tài liệu không tên nhưng rất hữu ích, nhất là phần Speaking, vậy bạn nào thích thì cứ bảo, mình gửi cho. 
6. Ôn thi thời gian dài thường gây tình trạng chán nản hoặc mệt mỏi ở thời điểm nào đó, để tránh bị vậy thì cách của tớ là tranh thủ tập thể thao, tăng cường vận động. Môn tớ tập là Parkour, bạn nào muốn xem thì có video Parkour ở chữ ký đó 



Mình chia sẻ các tài liệu và một vài chiến thuật như vậy, các tips để làm bài thì có hết trong 2 quyển ở bước số 2 phần II rồi, nếu các bạn vẫn chưa rõ phần nào đó thì cứ hỏi, nếu giúp được mình sẽ nói.


Chúc các bạn thi IELTS đạt được mục tiêu mình mong đợi ^^ 
Trích nguồn :http://ttvnol.com/english/1435671

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn 28, hàng trăm thí sinh khóc ròng

ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn 28, hàng trăm thí sinh khóc ròng

(Dân trí) - Trao đổi với báo chí chiều ngày 2/8, lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, điểm chuẩn của trường ngành Bác sĩ Đa khoa năm nay là 28 điểm. Trường đang có công văn gửi Bộ GD-ĐT xin thêm chỉ tiêu để “cứu” hơn 100 thí sinh đạt 27,5 điểm.
 >>  9 điểm/môn chưa chắc đã đỗ ngành Bác sĩ Đa khoa ĐH Y Hà Nội

Cùng bạn trao đổi lại đề thi (Ảnh: Doãn Hòa)
Đạt trên 9 điểm/môn vẫn trượt ngành Bác sĩ Đa khoa ĐH Y Hà Nội. Trong ảnh: Thí sinh dự thi đại học đợt 2 năm 2013. (Ảnh: Doãn Hòa)

Tiếc nếu hơn 100 thí sinh đạt điểm 27,5 vẫn trượt đại học
Giải thích vì sao lấy điểm chuẩn ngành Bác sĩ Đa khoa tới 28 điểm, lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, theo quy định những năm trước, trường chỉ tuyển thẳng đối với những học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, với số lượng trung bình khoảng 10 em. Tuy nhiên năm nay, theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, tuyển thẳng cả những học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, trường đã có 81 em thuộc diện này (trong đó 79 em đăng ký học ngành Bác sĩ Đa khoa). Cùng đó, số lượng thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng trúng tuyển vào trường là 15 em, đều chọn học ngành Bác sĩ Đa khoa. Trong khi đó, trường chỉ có 550 chỉ tiêu ngành Bác sĩ Đa khoa. Như vậy, chỉ tiêu còn lại của ngành Bác sĩ đa khoa còn trên 456 chỉ tiêu.
Theo thống kê, số lượng thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên là 718 em, từ 27,5 điểm trở lên là 568 em, từ 28 điểm trở lên là 407 em (đã tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Nếu dự kiến điểm trúng tuyển từ 27,5 điểm trở lên sẽ thừa khoảng 112 chỉ tiêu, điểm trúng tuyển là 28 điểm, trường sẽ thiếu khoảng hơn 40 chỉ tiêu (số lượng chỉ tiêu này thuộc phạm vi cho phép nếu trường không lấy). Được biết, Trường ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn theo ngành học chứ không lấy điểm sàn vào trường nên thí sinh không được chuyển ngành học, mặc dù ngành khác có điểm chuẩn thấp hơn.
Nhiều ngày qua, Trường ĐH Y Hà Nội đã nhận được rất nhiều thư của thí sinh và phụ huynh mong trường xem xét có cách nào giảm điểm xuống để những thí sinh đạt 27 điểm được vào trường học. Lãnh đạo trường cho rằng, đây là bài toàn khó đối với trường. Bởi, thí sinh đạt trên 9 điểm/môn vẫn trượt đại học đó là một điều đáng tiếc với các em học giỏi muốn có nguyện vọng học ngành Y.
Chờ quyết định của Bộ GD-ĐT!
Để “cứu” các thí sinh giỏi này, Trường ĐH Y Hà Nội đã có giải pháp đề xuất xin Bộ GD-ĐT cho trường thêm 150 chỉ tiêu đào tạo hệ ngoài ngân sách dành cho thí sinh từ 26 đến 27,5 điểm. Về giải pháp này, nhà trường đã gửi công văn tới Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế.
Lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội cho biết: "Hiện, Bộ Y tế rất đồng thuận với phương án mà Trường ĐH Y Hà Nội đưa ra vì hiện nay nguồn nhân lực ngành y còn đang rất thiếu và không nên bỏ lỡ cơ hội cho những thí sinh giỏi này vào ngành Y. Trường đang chờ ý kiến từ phía Bộ GD-ĐT về phương án này".
Theo thống kê, số lượng thí sinh đạt mức điểm từ 26 - 27,5 điểm của ĐH Y Hà Nội còn khoảng 600 em. Nếu được Bộ GD-ĐT phê duyệt phương án trên, trường sẽ gọi thí sinh từ điểm cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu.
Theo đánh giá của các chuyên gia luyện thi, việc một thí sinh đạt điểm 9 là sự xuất sắc, với sự ôn luyện và cẩn thận đến tuyệt đối trong quá trình học và làm bài. Lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, phương án trường đưa ra chỉ là giải pháp tình thế, để giải quyết được phần nào mong mỏi của nhiều thí sinh và gia đình. Nhiều phụ huynh bức xúc cho rằng, mỗi bài thi đạt trên 9 điểm rồi mà vẫn trượt đại học thì khó chấp nhận được”.
Trước đó, thông tin ban đầu mà báo Dân trí đưa “27,5 điểm chưa chắc đã đỗ vào ngành Bác sĩ đa khoa - ĐH Y Hà Nội”, đây chỉ là mức điểm dự kiến ban đầu của lãnh đạo trường, chứ không phải mức điểm chuẩn chính thức mà trường thông báo là 28 điểm hôm qua ngày 2/8, báo đã nhận được hàng ngàn ý kiến của độc giả, trong đó hàng trăm thí sinh đạt mức 27 điểm đã “sốc” và mong muốn: “Có cách nào cứu chúng em?”.
Nhiều độc giả kiến nghị: “Mong nhà trường xem xét, 27 điểm mà không đỗ thì liệu có còn hy vọng những nhân tài năm sau dám theo đuổi ngành y”; “Nếu 27 điểm rồi mà vẫn trượt thì quá xót xa cho học sinh, 12 năm đèn sách vì được 27 điểm đâu có dễ dàng gì? Đề nghị nhà trường nghiên cứu trình xin thêm chỉ tiêu ngành Bác sĩ Đa khoa... nhiều nơi đang còn thiếu những bác sỹ giỏi, để các em rớt thì quả là lãng phí nhân tài”; “Bộ Giáo dục không nên để những nhân tài đạt tới 27 điểm mà phải ngồi nhà đợi thêm năm nữa lại bị mang tiếng.. trượt đại học. Các em này thật quá xuất sắc”.
Nhiều độc giả “hiến kế” giải bài toán này, đề nghị: Trường ĐH Y Hà Nội nên có tiêu chí riêng để đảm bảo công bằng hơn cho tất cả các bạn thí sinh, cụ thể: hạn chế tuyển thẳng (chỉ tuyển thẳng với học sinh giỏi quốc gia đạt giải Nhất trở lên); Điểm ưu tiên vùng miền giảm biên độ xuống còn 0,25 điểm cho mỗi lần chênh lệch khu vực; Cố gắng giữ nguyên chỉ tiêu, tránh đào tạo tràn lan; Bộ Giáo dục cũng cần ủng hộ cho nhà trường bằng cách trao cho những quy chế đặc biệt như trên. Như vậy, tất cả các học trò có lẽ sẽ đều thấy mình xứng đáng khi được học tập ở đây. Hy vọng từ các năm tiếp theo nhà trường có một quy chế tốt hơn cho kế hoạch tuyển sinh, tránh phải đau đầu nhiều như năm nay.
Hồng Hạnh

Môn Toán cao cấp 2

http://www.mediafire.com/view/gnkpykwmrf3hqaw/toan_in_ra_jum_em_ha_thank_.doc

http://www.mediafire.com/view/wn4z2lgqcsw9t11/To%C3%A1n_cao_c%C3%A2p.doc

http://www.mediafire.com/view/ih3gv9pgp0h3rfb/to%C3%A1n_cao_c%E1%BA%A5p.doc


http://phamvandien.blogspot.com/

Môn marketing căn bản


Các link tải tài liệu

môn đường lối cách mạng đảng cộng sản việt Nam

http://www.mediafire.com/?59wv4b7f464kp96


http://phamvandien.blogspot.com/

tài liệu môn Triết 2

http://www.mediafire.com/download/u14a9cw2ge4pz1d/tiliuthamkhomclenin.zip


http://www.mediafire.com/view/0wkjepxq5tbfb03/T%E1%BA%A5t_c%E1%BA%A3_%C4%91%E1%BB%81_thi_m%C3%A1c_II.doc


http://www.mediafire.com/download/op6mr90oxldi1mv/mac_l%C3%AA_nin.zip


http://www.mediafire.com/view/3z18ibdrlgosed8/minh_thu_thap_tren_dien_dan_con_theu_de_25_26_27_29_1_2_3_12_20_13_17_20_hu_hu_truong_minh_nam_nay_lay_de_nam_truoc_do.doc


http://www.mediafire.com/download/8t0tgakfmg0j1ex/fwdtiliutrit2nhgilisaunydngy_.zip


http://phamvandien.blogspot.com/

Tài liệu môn quản Trị Công nghệ

Link1:

Link2:               

DienPhamBlog