Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Dừng lại để 'mài rìu' sắc hơn ?

Dừng lại để 'mài rìu' sắc hơn

Học cách nghỉ ngơi và dành thời gian 'mài vũ khí', bạn sẽ tìm thấy sức mạnh trong vòng đua hối hả của cuộc sống.

Phạm Điện
(Dịch từ Academic Tips)
Ngày xưa, có một anh tiều phu đến xin việc ở nhà một thương gia giàu có. Trông anh khỏe mạnh, hiền lành và chăm chỉ nên người thương gia nhận anh ngay.
Tiền công anh được nhận khá cao, điều kiện làm việc cũng rất tốt. Chính vì thế anh tiều phu quyết định phải nỗ lực hết mình để xứng đáng với những gì được trả. Anh cầm rìu vào rừng đốn gỗ.
story-800315-1368326829_500x0.jpg
Ngày đầu tiên, anh tiều phu mang về 18 cây gỗ - một con số đáng nể.
"Tốt lắm, hãy tiếp tục phát huy" - ông chủ vỗ vai động viên anh.
Lời động viên của ông chủ như chất kích thích, càng khích lệ anh chàng làm việc chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, dù nỗ lực hơn ngày đầu, nhưng ngày hôm sau anh chỉ mang về 15 cây gỗ. Ngày thứ ba anh càng cố gắng hơn nữa, cũng chỉ mang về được 10 cây. Càng ngày, anh càng mang về ít hơn.
Anh tiều phu buồn rầu vì nghĩ sức khỏe của mình đã yếu. Anh tìm đến ông chủ, xin lỗi vì đã không làm được như kỳ vọng của ông và thắc mắc không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình.
- "Lần cuối cùng cậu mài chiếc rìu của mình là bao giờ?" - người thương gia hỏi
- "Mài rìu ư? Tôi đã dành hết thời gian của mình để đốn cây mà không để ý đến việc mài nó’" - anh tiều phu buồn rầu đáp.
Hình ảnh anh tiều phu là hình ảnh đại diện cho rất nhiều người trong số chúng ta. Chúng ta mải miết chạy theo những mục tiêu đề ra, cứ chạy, cứ đua mà quên đi rằng: chẳng có "cỗ máy" nào chạy mà không cần nghỉ để "tra dầu, bảo dưỡng".
Một ngày, chúng ta sẽ thấy mình mệt nhoài và dường như đang rơi vào khoảng không chơi vơi vô định. Không phải cứ chạy hết tốc lực đã là điều hay. Quan trọng là trong quãng đường đến đích ấy, bạn cần vạch ra cho mình những kế hoạch mà trong đó chứa các "điểm nghỉ". Nó không chỉ là lúc để bạn hồi sức mà còn là thời điểm cho bạn đánh giá bản thân, đối thủ và "mài vũ khí" của mình.
Thay vì lao đầu kiếm tìm các công ty lớn để mong mức thu nhập cao, tại sao bạn không tạm dừng để học thêm kiến thức nào đấy? Bạn có nghĩ rằng khi mình có thêm hiểu biết về một lĩnh vực, cơ hội đến với lương "nghìn đô" sẽ chẳng là điều quá xa vời? Tại sao bạn không dừng lại để "mài rìu" của mình sắc hơn?

“Nếu cho tôi sáu giờ để đốn một cái cây, tôi sẽ dành bốn giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” – Abraham Lincoln
Vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ đã nói như vậy. Đó là một cách giải quyết vấn đề rất thông minh phải không. Với một suy nghĩ thông thường nếu bạn được cho ngần ấy thời gian để gian để đốn một cái cây, tôi dám chắc với các bạn rằng mọi người sẽ dùng ngần ấy thời gian đó để làm hai việc là đốn cây và nghỉ mệt. Chúng ta sẽ không quan tâm đến cái rìu vì mấy ai nhận ra được cái rìu chính là phương tiện quyết định chúng ta có thành công hay không.
Kể các bạn một câu chuyện nữa, một người nọ gặp một người đang miệt mài cưa một cái cây trong rừng, người này hỏi:
“Anh đang làm gì đấy?”
“Anh không nhìn thấy à? Tôi đang đốn cây.”
“Anh trông mệt lắm rồi đấy! Anh cưa được bao lâu rồi?”
“Hơn năm tiếng rồi,” người này đáp, “Tôi kiệt sức mất thôi. Đây là một công việc nặng nhọc.”
“Vậy tại sao anh không nghỉ ngơi một lát và mài sắc lại lưỡi cưa, tôi tin rằng anh sẽ cưa nhanh hơn rất nhiều.”
Người này đáp: “Tôi không có thời gian để mài cưa. Tôi quá bận cưa cây rồi!”
Qua câu chuyện trên chắc chắn bạn nhận ra một điều rất qua trọng trong cuộc sống của chúng ta, đó là mỗi người chúng ta chỉ tập trung vào cái mà chúng ta nhìn thấy, chứ chúng ta chưa bao giờ thực tâm dừng lại chuẩn bị và suy nghĩ để có giải pháp thực hiện tốt nhất. Chúng ta tập trung vào công việc chúng ta làm, chúng ta bị hạn chế về tư duy hệ thống và tư duy phản biện. Nên chúng ta cứ làm việc theo lói mòn suy nghĩ cũng như các quy tắt cũ mà xã hội này áp đặt cho chúng ta. Muốn cưa cây thì bạn phải có sức khỏe tốt, dẻo dai chứ không ai nghĩ rằng rìu sắc bén chúng ta sẽ cưa nhanh hơn. Lắm lúc đấy là điều mà chúng ta ai cũng biết nhưng khi áp dụng ngoài thực tế thì mỗi chúng ta lại lấy vùng an toàn của mình ra để xử lý và hành động.
Trong giáo dục bậc đại học, sau khi ra trường thì tôi quan sát thấy có hai nhóm sinh viên. Một là, các bạn sau khi ra trường, các bạn ấy biết mình cần gì, thích gì, có thể làm gì và muốn làm gì. Các bạn ấy có một hoài bão, một sứ mệnh và các năng lực giỏi để giúp các bạn ấy đạt được điều mình mong muốn. Thì với nhóm này tôi xin chúc mừng vì các bạn là những người chủ động và sẽ đạt được được mà các bạn mong muốn. Hai là, nhóm các bạn sinh viên được bao bọc quá kỹ từ gia đình và thụ động trong suy nghĩ. Các bạn ấy, ra trường mà không xác định được đâu là điều mình yêu thích, không biết được bước đi tiếp theo của cuộc đời mình.
Rời khỏi trường đại học và bước ra một thế giới rộng lớn hơn, họ giống như những con hổ hay sư tử ở sở thú mà được trở về với thế giới hoang dã vậy. Cuộc sống của những chúa sơn lâm này được định hình sẳn theo một quy trình, nó ở một cái nơi mà bản năng của nó không được rèn luyện như phát hiện kẻ thù, săn mòn, đói thì phải đi kiếm ăn, cạnh tranh sinh tồn với những loài khác cũng như đi tìm bạn tình. Đến giờ ăn chúng sẽ được phát thức ăn nên dường như nó chưa hề bị đối bao giờ, nó ở trong lòng sắt nên không có kẻ thù nào có cơ hội đụng chạm với nó,…
Các bạn cũng vậy, các bạn được bao bọc kỹ càng từ gia đình bạn, từ môi trường xung quanh bạn. Nên các bạn thực sự không biết các bạn cần gì, muốn gì và phải làm gì ở tương lai. So với nhóm các bạn sinh viên đầu tiên, các bạn là người có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, các bạn nhìn thấy bạn bè của mình chạy đôn, chạy đáo để tìm việc, để học bài, để nâng cao tiếng Anh, đọc sách, nâng cao kiến thức mềm,… Những lúc như vậy, các bạn sẽ bị cuốn theo sự vận động của những người xung quanh. Các bạn cũng bắt đầu chạy đôn chạy đáo chuẩn bị hồ sơ tìm việc cho mình. Và các bạn đi rải hồ sơ đó đến nhà tuyển dụng. Sau đó các bạn ngồi yên và chờ đợi, đợi đến khi công ty này mời bạn phỏng vấn hoặc dự tuyển các kỳ thi mà các nhà tuyển dụng này muốn. Các bạn bị động trong mọi trường hợp.
Trong cuộc sống không một tí áp lực nào, nó vô tình giết chết đi suy nghĩ, những bản năng vốn có trong bạn. Cái vỏ bọc càng kỹ, càng ấm áp thì bạn càng yếu ớt khi đương đầu với sóng gió. Giống như loài bướm vậy, từ kén chui ra ngoài với bao điều vất vả, đau đớn và khổ cực nhưng đạt được sự tôi luyện từ thiên nhiên nó sẽ trưởng thành và thành công. Nhưng trong quá trình đó có một ai đó tội nghiệp chúng, thương hại chúng và xé vỏ kén đó để cho con bướm được tự do, không phải khổ nhọc nữa thì con bướm xấu số đó sẽ sống một cuộc đời tàn tật, lê lếch với đôi cánh nhỏ bé và không thể bay đi được. Vì mấy ai biết trong quá trình như vậy bướm được rèn luyện đôi cánh để nó có thể bay trong môi trường bên ngoài vỏ kén dày của nó.
Do vậy, để có thể trưởng thành hơn và đủ sức để đương đầu với các thử thách trong cuộc đời mình thì các bạn hãy quên đi cái lồng chim đẹp đẽ của các bạn đi. Hãy thoát ra khỏi nó và vươn cánh đi về nơi mà mình muốn. Nếu chưa biết sẽ đi đâu và về đâu, hãy dừng lại chịu khó mài lưỡi rìu của mình. Đừng vội vã để chạy theo người khác, nó sẽ giúp bạn có được lưỡi rìu sắc bén, giúp bạn có thể đánh bật những cám dỗ xung quanh cuộc đời bạn và đưa bạn đến thành công.
                                                                                         

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Bài học cuộc sống từ con Bướm


Một cậu bé nhìn thấy một cái kén của con bướm. Một hôm cái kén mở ra một khe nhỏ, cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại.
Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu ta lấy cái kén và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên và bé xíu, cánh của nó lại co lại. Cậu bé tiếp tục xem con bướm, hy vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được nữa…
Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng đấu tranh để thoát ra kia chính là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.
Đôi khi, những sự cố gắng hoặc đấu tranh chính là những gì chúng ta cần trong cuộc sống.
Nếu ta được phép sống mà không bao giờ gặp trở ngại gian nan, ta sẽ bị giới hạn, sẽ không mạnh mẽ như bây giờ, sẽ không hình thành đầy đủ về chính mình, và nhất là sẽ không bay lên được để đạt tới những ước mơ cao đẹp cho đời.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Câu chuyện cuộc sống - " Tham thì thâm"


Ngày xưa, ở vương quốc Thái Lan, có một ngôi chùa rất lớn và đẹp, trụ trì ngôi chùa này là một ông sư còn trẻ nhưng lại nổi tiếng tham lam và ích kỷ.
Không biết ai đã đưa ông vào ngôi chùa này mặc dù đức hạnh ông ta không hề có. Trong sân chùa này có một cây táo rất sai quả, quả nào quả nấy to bằng nửa nắm tay người lớn và trái rất ngọt. Đến mùa quả chín nhà sư chỉ cho phép một mình được hái táo vì ông ta chỉ nghĩ đến bản thân mình mà thôi. Ngay cả những sư khác trong chùa cũng không được đụng tới.
Trong vùng có hai người nông dân nghe tiếng ông sư này tham lam liền tìm cách lừa ông ta một vố để dạy cho ông một bài học. Một trong số hai người liền tìm đến chùa ra mắt vị sư tham lam nọ và hỏi xin ít táo. Nhà sư nói:
– Không được, những táo này chỉ dành cho ta thôi. Không ai được hái đâu.
Người nông dân nài nỉ mãi nhưng nhà sư nhất quyết không cho. Cuối cùng, anh nông dân nói:
– Ông chưa hiểu ý tôi. Tôi sang mời ông chiều nay đến nhà tôi để ăn thịt hươu. Tôi xin ít quả táo để nướng chung với thịt hươu.
– Thế sao anh không nói ngay từ đầu? – Nhà sư thốt lên, mắt nhìn xung quanh xem có ai thấy không rồi tiếp – Anh cứ hái đi, cần bao nhiêu cứ hái. Trông vẻ mặt nhà sư lúc này rạng rỡ hẳn lên, không còn cau có như lúc đầu nữa.
Thấy đã trúng kế, anh nông dân mỉm cười đắc ý. Thế rồi nhà sư dẫn anh nông dân ra chỗ cây táo và cùng anh ta hái một túi đầy. Vừa hái táo nhà sư vừa hỏi về bữa thịt hươu sắp tới với vẻ mặt của một người sắp được đánh chén. Còn anh nông dân thì luôn miệng ca ngợi món thịt hươu nướng của mình.
Sau khi hái đầy bao táo, người nông dân cáo từ và hẹn chiều gặp lại.
Anh ta về được một lúc thì có một người nông dân khác vào xin táo và cũng bị nhà sư từ chối như anh nông dân lúc nãy. Nhà sư nghĩ: “Ta dại gì cho hắn, cho tên kia thì còn được mời đến ăn thịt hươu chứ cho tên này thì ta mất không, chẳng được lợi lộc gì?”. Nghĩ vậy nhà sư lắc đầu nhất định không cho.
Biết tẩy của anh ta, anh nông dân nói:
– Tôi đến mời ông đi ăn thịt gà, nhân tiện xin ông ít quả táo hầm với gà cho ngon. Bữa tiệc này chỉ có tôi và ông thôi, chớ ngại.
Nghe xong nhà sư mừng lắm, định bụng hôm nay sẽ được chén một bữa no nê thịt hươu và thịt gà. Nhưng ông đâu có biết sa vào bẫy của hai người kia. Thấy nhà sư im lặng, người kia nói:
– Ông thấy thế nào? Hay ông không thích ăn thịt gà của tôi?
Nhà sư vội vã đáp:
– Không phải, không phải, tôi rất vui lòng nhận lời mời của anh bạn. À mà nhà ông bạn ở đâu?
Anh nông dân đáp:
– Chỉ ở cuối xóm này thôi.
Tuy miệng hỏi vui vẻ như vậy nhưng trong đầu của nhà sư đã hình dung một con gà béo tròn đặt lên đĩa còn đang bốc khói nghi ngút. Và tất nhiên anh đựơc nhà sư mời ra sân và cho hái quả thoải mái trên cây táo đã nổi tiếng là “bất khả xâm phạm” của mình. Sau khi đã hái đầy một bịch táo, anh nông dân chào nhà sư ra về dưới con mắt ngạc nhiên của các chú tiểu trong chùa. Từ đó trước tới nay họ chưa bao giờ thấy nhà sư của mình cho ai nhiều táo như vậy.
Chiều đến hai anh nông dân cùng đến ngôi chùa nọ để mời nhà sư đi ăn tiệc. Họ gặp nhà sư và như đã bàn tính trước, một trong hai anh nông dân nói:
– Bây giờ sư ông đến nhà tôi trước, nhà tôi ở gần ngay đây thôi.
Người thứ hai phản đối:
– Không được! Đến nhà tôi trước vì cả nhà đang đợi.
Không ai nhường ai họ cãi nhau ỏm tỏi khiến nhà sư phải lên tiếng:
– Thôi thôi, được rồi, tôi sẽ đi với cả hai vị.
Hai người nông dân nháy mắt với nhau, họ đưa nhà sư đi lòng vòng khắp nơi, được một lúc mỏi chân quá, nhà sư nói:
– Đã đến chưa mà sao đi mãi vậy?
Hai người nông dân đồng thanh đáp:
– Sắp tới rồi, ông ráng lên, chỉ còn một đoạn nữa thôi.
Hai anh nông dân đáp trấn an nhà sư. Mãi đến lúc này nhà sư nọ vẫn chưa biết mình bị hai người đàn ông kia lừa.
Đến chiều nọ họ đã tới làng, đi một đỗi nữa đến ngã ba, một trong hai người nắm tay kéo nhà sư vào con đường phía bên trái và nói:
– Đã đến nhà tôi rồi, xin ông hãy qua nhà tôi trước, đánh chén xong hãy qua nhà ông kia.
Người kia đâu có chịu bèn chạy lại nói:
– Đâu có được, chính tôi mời ông qua nhà tôi trước.
Thế là họ cãi nhau. Còn nhà sư không biết phải đi theo ai trước nên chỉ biết phải im lặng.
Cãi nhau chán mỗi người bèn tóm một tay của nhà sư mà kéo về phía mình. Vừa kéo họ vừa chửi bới nhau cho đến lúc nhà sư không chịu nổi nữa phải thốt lên:
– Hãy để tôi yên! Tôi chẳng đến nhà ai cả, buông tôi ra!
Đến lúc này hai người mới buông tha nhà sư ra. Bây giờ ông ta đã quá mệt, vừa chẳng ăn đựơc gì, lại vừa phải nghe tiếng chửi rủa suốt buổi của hai người nông dân.
Nhà sư chẳng nói chẳng rằng, bỏ đi một mạch về với vẻ mặt mệt mỏi xen lẫn thất vọng vì hụt bữa ăn ngon, và ông ta cũng chưa biết rằng mình bị chơi một vố đau. Đợi cho nhà sư đi rồi, hai anh nông dân nhìn nhau cười đắc ý. Về phần nhà sư, ông không những mất một số táo đáng kể mà còn chẳng ăn được gì. Đúng là tham thì thâm!

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Bài học Cuộc sống - Câu chuyện về chú chim én

Vào một mùa đông rét mướt,trên thảo nguyên bao la,khắp nơi toàn là tuyết, ở đó có một chú én nhỏ đang cư ngụ. Nhưng vì thời tiết năm nay sao sét quá,rét đến nỗi chú đã cố gắng chui thật sâu vào cái tổ bằng cỏ của mình rồi nhưng dường như cái tổ bé nhỏ của chú không đủ giữa ấm cho chú nữa.Ngày qua ngày,chú én nhỏ vẫn chui rúc trong cái tổ của mình mà thời tiết thì không có gì tiến triển tốt hơn cả thậm chí còn có chiều hướng xấu đi. Đến một ngày kia, tuyết vẫn rơi dày đặc và dường như che lấp cả cái tổ nhỏ xíu của nó;sau nhiều ngày đắn đo chú quyết định sẽ bay về phương nam tránh rét. Nghĩ là làm,ngay sáng hôm đó,chú lấy hết quyết tâm và lòng quả cảm để bay ra khỏi chỗ trú ngụ và thẳng tiến về phương nam,nơi chú sẽ được hưởng hơi ấm từ ánh mặt trời chói rọi.Chú cư bay ,bay mãi nhưng dường như quãng đường càng lúc càng xa hơn,cũng có thể vì đói và lạnh nên chú bay không được nhanh như ngày nào.
Én ta cứ bay như vậy cho đến ngày thứ ba thì chú ta quá mệt mỏi mà vẫn chưa thấy ánh nắng đâu, đến một thung lũng nọ chú mệt quá nên rơi xuống cạnh một dòng sông. Chú nghĩ,chắc ta phải bỏ mạng nơi thung lũng hoang vắng này rồi. Trong lúc tuyệt vọng,lạnh lẽo và chờ chết,bỗng có một con bò đi ngang qua vô tình thải ngay một bãi phân to lên người chú. Bãi phân bò ấy vô tình làm cho chú ta ấm lên, én ta như được sưởi ấm,nên dần khỏe lại.
Chú cảm thấy yêu đời và cao hứng hót vang, đã lâu rồi chú không được hót nên hôm nay chú hót rất hăng,tiếng hót chú vang vọng cả một góc rừng. Nhưng chú có ngờ đâu, một con mèo rừng đi ngang qua,nghe tiếng hót của chú,hắn ta liền mò lại. Đầu tiên mèo ta lôi chú én nhỏ ra khỏi đống phân,lau chùi sạch sẽ và… Hôm đó mèo ta có một bữa trưa ngon lành.
Cuộc đời chú én nhỏ kết thúc ngắn ngủi như vậy đó. Từ câu chuyện của chú én ta có thể rút ra được một số bài học đáng qúy trong cuộc sống : Bài học 1 : Không phải cứ ai quăng bạn vào đống phân là hại bạn cả,nhiều khi điều đó còn giúp ích cho bạn nữa. Bài học 2 : Không phải cứ ai lôi bạn ra khỏi đống phân đều tốt cả, đôi lúc bạn chết oan vì những hành động tưởng chừng như giúp đỡ mình. Bài học 3 : Khi bạn ngập trong đống phân thì tốt nhất là nên ngậm miệng lại.

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Làm thế nào để hạnh phúc trong cuộc sống?

Để có một cuộc sống hạnh phúc cần :




1. Phải có một mục tiêu trong cuộc sống để vươn lên- Having a goal to pursue

2. Luôn mỉm cười – Always smiles
3. Biết chia sẻ hạnh phúc với người khác – Know how to share others
4. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người – Willing to help others

5. Luôn vô tư – Always be optimistic

6. Biết cách hòa hợp với những kiểu người khác nhau -  Know how to adapt with all kinds of people
7. Luôn giữ tính hài hước – Keep  humor sense

8. Biết bình tĩnh khi điều bất ngờ xảy ra – Keep cool when unpredictable event happen

9. Biết tha thứ cho người khác – Forgive others

10. Phải có những người bạn tốt – Having good friends

11. Làm việc với tinh thần tập thể  - Working with companion

12. Hãy coi trọng những giây phút họp mặt gia đình – Values family time

13. Hãy tự tin và tự hào về bản thân bạn – Be confident and good  proud of youself

14. Biết tôn trọng những kẻ yếu – Repect weak – fellows

15. Hãy làm việc chăm chỉ - Working hard

16. Hãy can đảm lên! – Be brave!

17. Đừng lùi bước khi đối mặt với kẻ ác – Don’t step back when facing with evil


18. Cũng nên biết thư giãn một tí – Know how ro relax somtimes

19. Đừng có quá đam mê tiền – Don’t  be so greedy with money

DienPhamBlog